Tháng 7/2017 , Báo cáo định kỳ 2 năm/ lần của Ngân hàng Thế giới đã ghi nhận kinh tế Việt Nam đã có chuyển biến tích cực. Từ đây, nền kinh tế - cụ thể là nền tài chính Việt Nam phải chuyển mình mạnh mẽ hơn.
Theo đó, năng lực của giới CFO Việt Nam cũng cần phải được nâng lên 1 tầm vóc mới. Tầm vóc này gắn liền với khả năng nhìn nhận & phân tích sắc bén về tài chính của doanh nghiệp để góp phần rất lớn vào chiến lược kinh doanh của tổ chức đó. Vậy, CFO cần phải làm gì để nâng tầm trình độ quản trị tài chính của mình?
1. “Cánh tay phải” của Giám đốc Điều hành (CEO)
Cá nhân CFO phải là người đáng tin cậy và là người mà CEO cảm thấy thoải mái chia sẻ mọi thứ từ những ý tưởng chiến lược đến ý tưởng cá nhân. Bênh cạnh đó, chính bản thân CFO cũng phải có những ý tưởng khác biệt để tạo thêm góc nhìn đa dạng trong chiến lược kinh doanh cho CEO .
Ngoài ra, CFO cần hiểu được tầm quan trọng của văn hóa, thương hiệu và chiến lược như CEO. Có một EQ (trí tuệ cảm xúc) mạnh bằng chỉ số IQ.
2. Cố vấn chiến lược
CFO là cố vấn cấp cao của Ban Giám đốc. Họ chính là người hiểu rõ nhất những cơ hội & rủi ro của nền kinh tế thị trường. Từ đó, cố vấn vào chiến lược và mô hình kinh doanh của tổ chức một cách độc đáo.
Ngoài Giám đốc Điều hành (CEO), CFO là người duy nhất có quan điểm rõ ràng về bức tranh toàn cảnh và sự hạn chế đối với một số khía cạnh của hoạt động doanh nghiệp. Để đóng vai trò tư vấn tốt, đầu tiên, CFO sẽ cần chọn tâm thế và đặt mình vào vị trí của CEO , sau đó mới đến vai trò chuyên môn lcủa một CFO.
Các CFOs sẽ cần hiểu cả hai mặt tài chính và kế toán của doanh nghiệp, cũng như kinh nghiệm lãnh đạo mạnh mẽ trong một loạt các hoạt động của doanh nghiệp.
3. Phân tích & hoạch định
CFO ngày nay hiểu biết sâu sắc số liệu tài chính, cung cấp dữ liệu, thông tin và đưa chúng vào hoạt động hàng ngày. CFO hiểu được làm thế nào để xây dựng các hệ thống và quy trình chuẩn xác nhưng cũng không kém phần linh hoạt để từng thành viên Bộ phận Tài chính - kế toàn hiểu được và thực hiện các chiến lược để cải thiện chúng.
Để vượt trội, CFO phải “rời khỏi” bảng báo cáo tài chính và hiểu biết về kinh doanh. Thậm chí CFO ngày nay phải nói ngôn ngữ kinh doanh và hiểu rằng các động lực chính của hoạt động kinh doanh thường cao hơn nhiều so với những gì thể hiện trong bảng cân đối kế toán.
--------
CFO trên hết vẫn là một nhà lãnh đạo. Vai trò của CFO góp phần không nhỏ trong việc dẫn dắt được doanh nghiệp từng bước đạt được những mục tiêu tăng trưởng, và xa hơn nữa là hòa vào dòng chảy toàn cầu hóa của thế giới.
Chương trình đào tạo GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH Chief Financial Officer (CFO) Hướng đến thế hệ CFO mới cho cộng đồng doanh nghiệp, thế hệ CFO có khát vọng và có khả năng đua tranh mạnh mẽ về trình độ quản trị tài chính với các đồng nghiệp của mình trên khắp thế giới Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây |