Trong kinh doanh, để có thể vượt lên những đối thủ mạnh, lãnh đạo và ban quản trị cấp cao cần phải tính toán làm sao để ra hành động trước các đối thủ của mình nhằm có được thị phần nhanh hơn. Nhưng bài toán được đặt ra là làm thế nào để biết được điều đó?
Câu chuyện về Apple ngày xưa khi tung ra Iphone 4S là minh chứng rõ nhất cho vấn đề trên. Trước khi chuẩn bị tung ra sản phẩm điện thoại mới, hãng đã cung cấp khá nhiều “tin đồn” trên mạng xã hội nào là chất lượng máy quay tốt hơn, xử lý nhanh hơn, màn hình tối ưu hơn,…Nhưng khi sản phẩm thực tế được bán ra thị trường thì người dùng mới nhẩm lại tin nào mới đúng là sự thật. Dù đó là gì thì doanh thu cho sản phẩm mới này của hãng cũng tạo được tiếng vang lớn bởi họ đã thu hút lượng khách hàng đáng kể trước khi sản phẩm có mặt trên thị trường.
Để làm được như vậy chính là nhờ vào chiến lược kết nối rõ ràng với khách hàng mục tiêu và tập hợp những giá trị cần có để làm hài lòng khách hàng. Từ đó cho thấy trong công việc kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng cần có một bản đồ chiến lược (strategy map) cho riêng mình. Bởi vì, đây là công cụ giúp các doanh nghiệp hoạch định chiến lược và triển khai các chiến lược của mình một cách dễ dàng và hữu hiệu hơn.
Theo giáo sư Robert Kaplan và David Norton của trường Kinh doanh Havard – đồng thời cũng là tác giả sách Strategy Map, đã thiết kế Bản đồ Chiến lược là một dạng sơ đồ khá đơn giản. Nó mô tả cách doanh nghiệp tạo ra giá trị nhờ kết nối mục tiêu chiến lược với hoạt động của mình, đồng thời đưa ra các thước đo thành công trọng yếu.
Kết quả vượt trội = Các bản đồ chiến lược + Thẻ điểm cân bằng + Tổ chức tập trung vào chiến lược
Starbucks là ví dụ điển hình, hãng có thể đặt mức giá cao hơn so với mặt bằng chung các đối thủ cạnh tranh của mình mà vẫn thu hút lượng khách hàng lớn. Đó là vì hãng không chỉ bán cà phê hay các thức uống khác mà còn là vì phong cách sống.
Bản đồ chiến lược của Starbucks không xem việc quảng cáo thông thường là thước đo quan trọng như những công ty đối thủ, vì nó không tạo ra giá trị cho công ty. Thay vào đó, bản đồ chiến lược của Starbucks chính là sức ảnh hưởng với mạng xã hội, cho phép hãng mở rộng hình ảnh của mình thông qua việc xây dựng cộng đồng.
Đối nghịch với Starbucks là Dunkin’ Donuts, một công ty chuyên bán đồ ăn nhanh thì thước đo của công ty này lại là đồ ăn ngon và quảng cáo kiểu truyền thống. Vì thế cách đánh giá mức độ thành công trên bản đồ chiến lược của Dunkin do đó cũng sẽ rất khác.
Tương tự, đối với Dell, bản đồ chiến lược của công ty là cung cấp máy tính cá nhân và laptop theo yêu cầu của khách hàng ở hiệu suất cao nhất có thể. Kiên quyết cắt giảm chi phí, do đó bản đồ chiến lược của Dell sẽ dùng những thước đo như chi phí lắp ráp, thời gian xử lý đơn hàng, hệ số vòng quay hàng tồn kho và công cụ hỗ trợ khách hàng trực tuyến. Trên thực tế, đó cũng chính là những gì mà một nhóm các chuyên gia chiến lược công nghệ đã kết luận trong một nghiên cứu mới đây, khi họ xây dựng bản đồ chiến lược cho Dell.
Tuy nhiên, bản đồ chiến lược chỉ mới là bước khởi đầu. Để hiểu được ý định của đối thủ cũng như đoán trước khả năng thực hiện ý định của họ, lãnh đạo phải nhìn vào mỗi thước đo thành công và tìm xem có những ai biết những gì về mỗi thước đo đó.
Đi theo bản đồ chiến lược, bằng cách này hay cách khác, lãnh đạo doanh nghiệp đều có thể biết được rất nhiều về phong cách, tính năng sản phẩm, số lượng sản xuất, và thậm chí là kỳ vọng về thị trường của đối thủ. Nếu đi đủ xa, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch để đáp trả đối thủ của mình.
Theo Forbes
Chương trình đào tạo BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC Strategy Map Làm sao để hoạch định chiến lược và truyền thông chiến lược một cách rõ ràng Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây |
Strategy Map