Vượt qua “khủng hoảng doanh số”

Các chủ doanh nghiệp nhỏ cũng như đội ngũ kinh doanh hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức như cạnh tranh khốc liệt để tranh giành khách hàng hay cầm cự qua những vòng đời kinh doanh kéo dài lê thê hơn. Như vậy các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần làm gì khi phát hiện doanh số đang có dấu hiệu suy sụp?

 

Dưới đây là 5 chiến lược kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể nghiên cứu ứng dụng để dũng cảm đối diện với thách thức này:

 

1. Tập trung vào những nền tảng: bất cứ vận động viên thể thao nào cũng biết trong suốt thời kỳ đình trệ, cách hay nhất là quay trở lại với những điều cơ bản. Hãy xem xét lại từng giai đoạn trong quy trình kinh doanh của bạn: liệu bạn có đang tiến hành những hoạt động mang lại chất lượng, thu hút các khách hàng quan tâm hay chỉ khiến những kẻ phá bĩnh chú ý và “ngứa mắt”? Liệu đội ngũ bán hàng của bạn có thật sự hiểu được khách hàng dựa trên những phân tích, đánh giá sâu sắc? Các vị “Thượng đế” ngày nay có những đặc tính đặc biệt nào; mang theo những vấn đề gì hay hứa hẹn mang đến những lợi ích nào cho công ty bạn? Chính bạn và đội ngũ kinh doanh của mình đã rèn luyện được khả năng kết thúc một thương vụ hoàn hảo vào đúng lúc đúng chỗ chưa?

 

2. Sa thải khách hàng: hãy sàng lọc kỹ lưỡng tất cả khách hàng mà bạn có. Có một số khách hàng chiếm dụng rất nhiều thời gian của bạn nhưng đem về lợi nhuận rất ít ỏi hay thậm chí gần bằng 0. Hãy tập trung vào những khách hàng quan tâm đến bạn và thực sự mang lại sự thịnh vượng cho công ty bạn.

 

3. “Chặt bỏ cành khô”: trong thời kỳ thịnh vượng, doanh thu ngất ngưởng dễ dàng đạt được nên những nhân viên giỏi nhất của bạn có thể trở nên lười biếng, tự mãn, chỉ ngồi chờ khách hàng gọi điện đặt hàng. Thị trường hiện nay đòi hỏi những nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Hãy chú ý đến những nhân viên hoạt động chưa hiệu quả, hỗ trợ và huấn luyện họ. Nếu họ không thể học được những kỹ năng cần thiết hoặc vẫn chưa đủ độ nhiệt tình trong làm việc, đã lên lúc tuyển người thay thế.

 

4. Duy trì những cuộc hội ý riêng: tổ chức những cuộc họp hàng tháng với nhân viên của bạn. Hãy dành thời gian để thể hiện kỹ năng phân vai, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, cùng tận hưởng những niềm vui ngoài công việc, và là một cơ hội để thúc đẩy mọi người làm việc hăng say hơn nữa.

 

5. Tái kiểm tra các mô hình định giá: cắt giảm giá một cách vô căn cứ nhằm tăng áp lực cạnh tranh là một cách chắc chắn để bó hẹp thị trường kinh doanh của chính mình. Hãy xem xét thật cẩn thận và tìm ra cách thức để chốt giá tốt nhất cho một mối quan hệ làm ăn lâu dài. Ví dụ, một hợp đồng 3 năm trị giá $599 thì sẽ tốt hơn cho cả bạn và khách hàng so với một hợp đồng một năm trị giá $249. Hãy xây dựng một mối quan hệ lâu dài với thị trường của mình.

 

Trong suốt thời kỳ khủng hoảng doanh số, các doanh nghiệp nhỏ phát đạt và những ai tồn tại được chính là những ai chịu điều chỉnh phương thức bán hàng để thích ứng với những điều kiện thị trường hiện tại. Đừng chờ cho tới khi lúc thị trường thay đổi, ngay bây giờ bạn cần nhanh chóng hành động để rà soát lại và nâng cao toàn bộ chiến lược kinh doanh của bạn để “đi tắt đón đầu” thời cuộc.

 

(Trường PACE)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH - CFO

(CHIEF FINANCIAL OFFICER)

Từ vị thế và tầm mức khiêm tốn của nền tài chính Việt Nam hiện nay, từ viễn cảnh tương lai của nền tài chính và của nghề quản trị tài chính, từ “chân dung” của một CFO trong thời kỳ mới, Chương trình đào tạo Giám Đốc Tài Chính (CFO) của PACE đã ra đời. Chương trình đào tạo đặc biệt này được PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn với mong muốn được góp sức mình vào mục tiêu chung “Hướng đến thế hệ CFO mới cho cộng đồng doanh nghiệp, thế hệ CFO có khát vọng và có khả năng đua tranh mạnh mẽ về trình độ quản trị tài chính với các đồng nghiệp của mình trên khắp thế giới”.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 369