5 LƯU Ý KHI QUẢN LÝ TRONG THỜI BIẾN ĐỘNG

Cuộc khủng hoảng kinh tế và y tế hiện nay đã nhấn mạnh tính linh hoạt của các doanh nghiệp. Và các tổ chức linh hoạt cũng đã gặt hái được nhiều thành công nhất định. 

Nếu bạn là nhà lãnh đạo đang chuẩn bị tái cân bằng doanh nghiệp, thì cần biết rằng xu hướng thị trường đã thay đổi và hãy tin rằng những thay đổi quan trọng khác vẫn đang ở phía trước. Chính vì thế, việc đạt được tinh thần ổn định trong thời biến động chính là kỹ năng của các nhà lãnh đạo tương lai.

Nhưng làm thế nào để doanh nghiệp có thể linh hoạt trước rào cản của các cuộc khủng hoảng nhưng vẫn duy trì động lực cho đội ngũ? Câu trả lời chính là Văn hóa Tổ chức.

 Xu hướng thị trường đã thay đổi và hãy tin rằng những thay đổi quan trọng khác vẫn đang ở phía trước

1. Sẵn sàng đón nhận những điều không thoải mái

Có một điều không bao giờ thay đổi chính là sự thay đổi luôn diễn ra trong thế giới này. Một nửa trận chiến của ‘sự thay đổi’ này đang thúc đẩy một nền văn hóa, mà ở đó mọi nhân viên đều được trang bị tinh thần để đón nhận thực tế. 

Vài năm trước, Google đã khảo sát một số đội ngũ kinh doanh và những người quản lý của họ nhằm tìm hiểu điều gì khiến vài người trong số họ thành công, còn những người khác thì không. Cuối cùng họ đã kết luận đặc điểm cụ thể chính là: Tinh thần ổn định hoặc Khả năng chấp nhận rủi ro. 

Quân đội là nơi sở hữu những đội ngũ hiệu quả nhất thế giới. Dù phải hoạt động và chiến đấu trong áp lực và điều kiện khắc nghiệt, nhưng không điều gì có thể ngăn cản thành công của họ.

2. Tận dụng các điểm yếu một cách tích cực

Một ranh giới cần được vạch ra là: Nhân viên không nên được yêu cầu phải chịu đựng áp lực từ các cuộc biến động.

Mặc dù sự biến động là một phần tất yếu khi phát triển doanh nghiệp. Thay vì lo lắng và xem sự biến động như một ‘điểm yếu’ của tổ chức, các nhà quản lý cần xem nó như một quy trình hoạt động tiêu chuẩn cần được chuẩn bị trước để không đưa doanh nghiệp đi đến thất bại.

Có thể nói, khả năng “thích ứng với biến động” của nhân viên chính là dấu hiệu quan trọng giúp tổ chức tồn tại trong một thị trường đang thay đổi.

3. Hãy minh bạch

Nhà quản lý càng giao tiếp rõ ràng, minh bạch với nhân viên, thì tổ chức càng trở nên ổn định. Nếu có một tin tức xấu thì cứ thành thật báo với mọi người. Nếu bạn không biết thì hãy mạnh dạn nói không biết. Hãy đảm bảo bạn là một nhà lãnh đạo thành thật với thái độ tích cực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên có xu hướng tự tin và gia tăng hiệu suất khi nhà lãnh đạo của họ nỗ lực quản lý và truyền thông minh bạch.

4. Xây dựng niềm tin

Hãy thử một lần trao quyền cho nhân viên và bạn sẽ nhận ra nhiều sự đổi mới trong tổ chức. Nhà quản lý cũng có thể chủ động và quan tâm đến ý kiến của nhân viên nhằm xây dựng niềm tin trong đội ngũ. Có một sự thật rằng, niềm tin tại nơi làm việc liên quan mật thiết đến hiệu suất làm việc, làm giảm căng thẳng và khiến nhân viên hạnh phúc hơn. 

5. Lãnh đạo bằng thực tiễn

Nếu bạn muốn đội ngũ của mình đương đầu và vượt qua những điều không thoải mái thì hãy cho họ thấy cách bạn đã vượt qua nó. Từ đó, đội ngũ sẽ được truyền cảm hứng với tư duy tương tự.

Hiện nay, biến động không chỉ gói gọn trong cuộc khủng hoảng, mà nó còn là phong trào về sự công bằng xã hội, chuyển tiếp thế hệ trong lực lượng lao động và cuộc cách mạng chuyển đổi số.

Chính vì thế, vai trò của nhà lãnh đạo càng trở nên quan trọng trong bối cảnh ngày nay. Dẫn dắt đội ngũ đúng cách chắc chắn sẽ đưa doanh nghiệp đi đúng hướng.

 Nguồn: Entrepreneur.com

 

Chương trình đào tạo

MMM - NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO QUẢN LÝ CẤP TRUNG
MMM - Management For Middle Managers

Chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho đội ngũ Quản Lý Cấp Trung,
được PACE thiết kế, biên soạn và đào tạo theo
mô hình bản quyền PACE's MMM Model.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 371