BÀI HỌC “KINH NGHIỆM” TỪ ÔNG CHỦ ORACLE

Dheeraj Pandey đã từng là nhân viên tại Oracle (hãng phần mềm, một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến trên thế giới, có trụ sở tại Mỹ). Chỉ sau vài năm làm việc tại đây, ông đã thu được những kinh nghiệm điều hành bổ ích từ Larry Ellison (đồng sáng lập và giám đốc điều hành của tập đoàn Oracle) để trở thành CEO kiêm nhà đồng sáng lập của Nutanix (công ty dẫn đầu trong việc tạo ra dòng sản phẩm giúp đưa các dịch vụ lưu trữ, máy chủ và ảo hóa vào một thiết bị tích hợp). Câu chuyện của Pandey phần nào minh chứng cho việc nghiêm túc áp dụng những bài học “xương máu” từ những lãnh đạo thành công để áp dụng chúng vào sự nghiệp của riêng mình.

Pandey cho biết: “Cách mà Larry Ellison xây dựng công ty luôn mang tầm chiến lược, và tôi đã học hỏi được rất nhiều không chỉ ở cách điều hành mà còn ở cách xây dựng văn hóa với một tính cách mạnh mẽ, đây là thứ mà không chỉ dành cho giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh mà còn dành cho giám đốc tài chính (CFO) – người đứng đằng sau quản lý toàn bộ mọi vấn đề tài chính của doanh nghiệp.

Dưới đây là những chia sẻ của Pandey về những điều ông đã học được từ Ellison để hoàn thiện vai trò bản thân hơn:

1. Tìm hiểu rõ về khách hàng

Vai trò của giám đốc tài chính khác với giám đốc kinh doanh, có thể giám đốc tài chính ít tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhưng điều đó không có nghĩa là họ chỉ “loay hoay” với những con số dữ liệu.

Việc tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng sẽ cho giám đốc tài chính có cái nhìn cận cảnh về quá trình bán hàng của doanh nghiệp, họ sẽ là người hiểu và đánh giá rõ hơn nguồn thu – chi đang vận hành như thế nào, có khác với tầm nhìn và chiến lược đang đi hay không. Không chỉ vậy, việc thu thập thông tin cạnh tranh còn là một kỹ năng để giúp CFO phát triển tài năng cho đội ngũ và cấp dưới của mình.

2. Làm việc chặt chẽ với những người trực tiếp “sản xuất”

“Khi công ty lớn mạnh, thật dễ dàng để ủy thác việc xây dựng mối quan hệ cho những người quản lý, rồi quản lý của quản lý, như vậy là 4 cấp độ. Điều này khiến cho rất nhiều kỹ sư chuyên gia, người xây dựng và sáng tạo sản phẩm cảm thấy mất đi tiếng nói”, Pandey nói.

Việc kết nối với các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp là điều cần thiết bởi nó liên quan tới từng số liệu và dòng tiền cung ứng, càng chặt chẽ quy trình thì việc kiểm soát tình hình phát sinh sẽ dễ dàng hơn.

Tương tự, Oracle đã từng có một đội ngũ với tên gọi “Oracle Red”, bao gồm các kỹ sư đã gắn bó hàng thập kỷ với công ty, Ellison biết cách gạt bỏ khoảng cách về cấp bậc để tiếp cận với những nhân tài trong công ty, đặc biệt là đội ngũ xây dựng và sáng tạo sản phẩm, giúp họ hiểu rõ và luôn đồng hành trong mỗi chặng đường của doanh nghiệp.

3. Hứng thú với những thị trường lớn và khó

Larry Ellison cho biết rằng mọi cơ hội chỉ dành cho những ai biết nắm bắt, nếu muốn “chinh chiến” có được lượng khách hàng mới thì việc thấu hiểu thị trường là điều nên làm. Đây không chỉ là việc dành riêng cho CEO hay giám đốc kinh doanh, giám đốc marketing mà còn là việc của giám đốc tài chính – chính họ sẽ cho ra gợi ý liệu việc tiếp cận nguồn khách hàng mới tại những thị trường khác nhau có khả thi hay không?

4. Sẵn sàng nhượng bộ và thay đổi chiến lược

Ellison từng thay đổi quan điểm rất nhiều lần, và lần gần đây nhất ông đã đưa sản phẩm của Oracle vào thị trường điện toán đám mây trong khi trước đó đã chê bai và gạt ý tưởng này đi.

Ông từng chuyển từ quan điểm “only built here” (tạm dịch là “chỉ có ở đây”) sang những thương vụ M&A đầy tham vọng, chuyển từ việc hỗ trợ hệ điều hành Unix sang Linux. Ông thậm chí còn hợp tác với Microsoft, đối thủ cạnh tranh lâu năm và củng cố lại mối quan hệ với CEO của Salesforce - Marc Benioff, khách hàng đồng thời là đối thủ lớn của Oracle.

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” – Bản thân CFO cần nhận thức rõ về mình, về công việc và nhiệm vụ. Ngoài ra, cần cái nhìn tổng quát về tất cả nhân sự liên quan để có thể hoàn thiện, đưa ra những quan điểm cần thiết nhằm xây dựng quy trình tinh lược và khoa học. Bên cạnh đó, nắm rõ nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng để có thể quyết định tăng hay giảm nguồn cung ứng nhằm có lợi cho doanh nghiệp nhất. Đó mới là điều làm nên một giám đốc tài chính giỏi.

Theo Everythingexplaining

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH

Chief Financial Officer (CFO)

Nâng tầm quản trị tài chính của CFO trong thời kỳ mới

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 371