CÓ CÔNG NGHỆ LÀ CÓ TẤT?

Trong sản xuất, một công nghệ mới có thể mang đến nhiều cơ hội quan trọng, nhưng điều đó không đồng nghĩa nó sẽ đảm bảo thành công, trừ khi nó đóng vai trò là một giải pháp.

Ben Pugh (nhà sáng lập của Farmdrop) khi lần đầu ra mắt cửa hàng nông sản trực tuyến vào năm 2012, anh mong muốn tạo ra nền tảng kết nối nông dân với người tiêu dùng trong khu vực này. Về mặt công nghệ, để hiện thực hóa ý tưởng này không quá khó: Khách hàng chỉ cần đăng nhập, đặt mua, sau đó tự lấy hàng vào mỗi tuần theo khung giờ và địa điểm đã hẹn, thường là quán cà phê, trường học v.v... Thế nhưng, Farmdrop lại mất khá lâu để ứng dụng thực tế nó thành công dù sở hữu ý tưởng tốt.

Damian Hind (giám đốc marketing của Farmdrop) chia sẻ: “Trước khi chúng tôi không đạt được tốc độ tăng trưởng như mong muốn nhưng khi áp dụng kỹ thuật mới cũng như đổi sang hướng đi khác thì sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi mới trở nên hấp dẫn, thu hút hơn trong mắt khách hàng.”

Chìa khóa cho sự thay đổi nói trên, cũng như thành công sau này của Farmdrop, gắn liền với việc xây dựng kỹ thuật mới. Công ty có 4 nền tảng để quản trị chuỗi cung ứng: một dành cho các nông dân và nhà sản xuất nhận đơn đặt hàng theo thời gian thực, để quyết định thời điểm thu hoạch và nơi chứa nông sản; một dành cho khách hàng để đặt và theo dõi đơn hàng; một dành cho trung tâm phân phối để đóng gói và phân loại đơn hàng; cuối cùng là ứng dụng tạo lộ trình ngắn nhất dành cho người vận chuyển và lưu trữ thông tin điểm giao hàng.

Những năm gần đây, công nghệ là lĩnh vực thu hút đầu tư cao kỷ lục tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Vương quốc Anh. Năm 2017, 3 tỷ GBP vốn đầu tư mạo hiểm - con số gần gấp đôi tổng vốn đầu tư nói chung trong năm 2016 - đã được rót vào các công ty công nghệ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến Stripe, cứ 7 trên 10 lập trình viên tại Anh cho rằng, hệ thống công nghệ lỗi thời đang là rào cản đối với doanh nghiệp của họ.

Sức mạnh kỹ thuật công nghệ lại là yếu tố đóng vai trò quan trọng, quyết định khả năng đổi mới và tăng trưởng của doanh nghiệp trên toàn cầu. Theo nghiên cứu từ Stripe, gần 2/3 lãnh đạo doanh nghiệp tại 6 quốc gia khác nhau đều cho rằng, việc tiếp cận các giải pháp kỹ thuật mới còn quan trọng hơn nhiều so với tiếp cận nguồn vốn.

Margo Leach (giám đốc sản phẩm của công ty công nghệ thông tin AXELOS) nhận định: “Việc tích hợp nền tảng công nghệ đóng vai trò không thể thiếu, giúp doanh nghiệp phát triển, dù ở quy mô nào. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, hơn 80% doanh nghiệp truyền thống đang trong giai đoạn chuyển đổi hay bắt đầu các chương trình chuyển đổi công nghệ. Đột phá công nghệ số, cũng giống như sự thay đổi trên thị trường, là quá trình diễn ra liên tục. Để doanh nghiệp đủ sức tồn tại và phát triển, bạn phải nắm chắc các yếu tố cốt lõi. Một quá trình chuyển đổi thành công phải dựa trên những nền tảng vững chắc, gồm hoạt động kinh doanh lành mạnh, dịch vụ khách hàng xuất sắc, và văn hóa dám thay đổi. Những nền tảng vững chắc này sẽ cho phép doanh nghiệp thích nghi và thay đổi khi cần thiết.”

Minh chứng cho nhận định trên, có thể kể đến TransferWise, một công ty cung cấp dịch vụ chuyển tiền có trụ sở tại Anh.

Stuart Gregory (trưởng phòng kinh doanh của TransferWise) cho biết: “Chính khoản đầu tư đáng kể vào hạ tầng công nghệ, kỹ thuật cùng sự nhất quán của từng bộ phận trong giải quyết vấn đề đã giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty. Nhờ vậy mà chỉ sau 8 năm, quy mô doanh nghiệp trải dài tại 9 quốc gia.”

 

Cũng theo bà Gregory khuyên, các doanh nghiệp nên tìm kiếm những giải pháp cũng như trang bị cho mình kỹ thuật sản xuất tiên tiến nhằm giải quyết tinh lược các vấn đề tương tự nhưng chưa được quan tâm tại doanh nghiệp mình.

Đồng ý với nhận định trên, song bà Margo Leach cũng cảnh báo, kỹ thuật công nghệ mới có thể mang đến nhiều cơ hội quan trọng, nhưng nó sẽ không đảm bảo thành công, trừ phi lãnh đạo phải làm tốt những điều cơ bản trước hết.

Bà nói: “Sai lầm lớn nhất của các doanh nghiệp là cho rằng bản thân kỹ thuật công nghệ chính là giải pháp mà bỏ quên vai trò của giám đốc sản xuất (CPO). Người ta thường rất hào hứng khi nói về công nghệ, nhưng lại không thể quên những điều cơ bản mà chỉ con người mới làm được, đó là tư duy chiến lược. Hãy nên tìm hiểu: Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Doanh nghiệp mình mang lại giá trị gì cho họ và thực hiện điều đó thế nào? Họ có đang cảm thấy khó khăn khi phải làm ăn với doanh nghiệp của mình hay không? Chỉ khi làm tốt những điều cơ bản, doanh nghiệp mới có thể tận dụng kỹ thuật công nghệ để cải tiến mô hình kinh doanh sản xuất của mình.”

Theo Theguardian

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

Chief Production Officer (CPO)

Nâng tầm công nghệ quản lý sản xuất

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 369