Trong nhiều cuộc tranh luận xung quanh câu chuyện AI và tự động hóa trong những năm qua, nhiều người dự đoán rằng máy tính sẽ thay thế con người tại nơi làm việc.
Omri Dekalo – CEO của Ubeya (một nền tảng quản lý nhân sự theo yêu cầu), cho biết: “Một quan niệm sai lầm phổ biến trong việc triển khai công nghệ mới tại nơi làm việc là sự rời rạc giữa mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong thực tế, chúng tôi đã thấy công nghệ mới tạo ra nhiều điều đáng kinh ngạc như sự tương tác của nhân viên, mức độ hài lòng và năng suất cao hơn. Tuy nhiên, sự hiệu quả từ công nghệ sẽ phụ thuộc vào cách bạn sử dụng và mục đích sử dụng”.
Các nhà nghiên cứu muốn làm rõ hơn về những ảnh hưởng của công nghệ, cụ thể là Ai, có ảnh hưởng gì đến hạnh phúc của nhân viên tại nơi làm việc. Các nhà nghiên cứu giải thích thêm: “Hạnh phúc của người lao động có ý nghĩa đối với toàn xã hội, thậm chí là năng suất lao động. Nếu doanh nghiệp thực sự quan tâm đến năng suất, thì hạnh phúc và phúc lợi của người lao động thật sự là điều đáng quan tâm”.
If we are really interested in productivity, worker well-being is something that must be taken into account
Góc nhìn mới
Các nhà nghiên cứu tranh cãi rằng công nghệ được đánh giá tích cực khi nó được sử dụng để bổ sung những điểm mạnh cho người lao động, và được xem là tiêu cực khi được nhìn nhận như một công cụ thay thế người lao động. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mọi thứ không đơn giản như vậy. Họ nhận thấy được tác động của công nghệ tự động hóa thông qua 5 kênh riêng biệt: nguy cơ mất việc, nhận thức, ý nghĩa, quyền tự do và sự giám sát từ bên ngoài.
Họ cũng đã kiểm tra dữ liệu từ cuộc khảo sát Xã hội chung (General Social Survey) từ năm 2002 đến 2018. Cuộc khảo sát đã cho thấy mối tương quan giữa phúc lợi người lao động và thước đo tự động hóa được phát triển bởi Carl Frey tại trường Đại học Oxford trên 402 nghề nghiệp. Mục đích là để xác nhận mối tương quan giữa tự động hóa và các vấn đề của người lao động như áp lực, sự bất an và mức độ hài lòng.
Bức tranh tổng hợp
Các phân tích đã chỉ ra rằng những người lao động bị ảnh hưởng bởi tự động hóa dường như không chịu quá nhiều áp lực công việc. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với vấn đề sức khỏe và không có sự hài lòng trong công việc.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Có một số mâu thuẫn thú vị khi chúng tôi khám phá một số giả thuyết khác nhau. Mặt tích cực của tự động hóa là có nhiều tự do hơn trong công việc. Nhưng mặt tiêu cực là người lao động mất ý nghĩa và niềm vui trong công việc ấy. Theo đó, áp lực có thể giảm xuống, đồng nghĩa người lao động không còn cảm thấy thử thách và muốn phát triển bản thân”.
Quy trình tự động
Các nhà nghiên cứu đã nhắc nhở rằng đây là một quy trình linh động với nhiều yếu tố khác nhau tương tác cùng một thời điểm.
Trong thực thế, người lao động rất xem trọng quyền tự chủ và nếu công nghệ khiến quyền tự chủ giảm thì chắc chắn sẽ tạo ra những kết quả tiêu cực.
Các nhà nghiên cứu giải thích: “Quyền tự chủ là yếu tố thúc đẩy hạnh phúc của người lao động”. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng những người tạo ra quy định trong doanh nghiệp, những giám đốc nhân sự có thể điều chỉnh góc nhìn và ứng dụng công nghệ một cách hợp lý và hiệu quả trong bối cảnh chung.
Source: Forbes