Việc một CEO đưa ra chiến lược để tạo nên tầm nhìn cũng như giá trị cho doanh nghiệp là rất quan trọng. Đây là việc không thể ủy thác hay trông cậy vào ai khác ngoài CEO. Như ông Rob Gregory (cựu giám đốc của VF) giải thích: “Đã là CEO thì phải thông rõ mọi quy trình chiến lược, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù thực tế từng công việc chuyên môn sẽ có giám đốc bộ phận hay quản lý cấp cao đảm nhận nhưng trách nhiệm cuối cùng vẫn phụ thuộc vào CEO hiện thời. Vì đó là những điểm mấu chốt, làm chất xúc tác giữa chủ sở hữu và ban quản trị. Nhưng ngày nay, vai trò ấy lại không còn như trước, buộc doanh nghiệp phải xem xét, “định nghĩa lại” quy trình hoạt động của giám đốc điều hành”.
Một CEO giỏi là hiểu từng nhiệm vụ và biết phân chia công việc hợp lý cho từng cá nhân đảm nhận, hơn hết phải nhanh nhạy để giải quyết những tình huống phức tạp trong kinh doanh.
Quy trình chiến lược là việc tạo ra và phân bổ nguồn lực “đúng người – đúng việc”. Thuật ngữ "chiến lược" (strategos), trong tiếng Anh bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp được sử dụng trong lĩnh vực quân sự nhằm chỉ việc vạch kế hoạch để đạt được mục tiêu đề ra. Sau này thuật ngữ "chiến lược" được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, bên cạnh đó còn cụm từ này có nói về những ý định để đạt được mục tiêu của CEO.
Quy trình tổ chức sẽ bao gồm về con người, sự phân công, và quản lý kế hoạch điều hành. Một tổ chức sẽ không thể thực hiện chiến lược nếu không có đủ nguồn lực về nhân sự. Theo Jorge Pedraza gọi quy trình này là “khả năng chiến thuật”: “Đây là khả năng tối ưu để điều hành một đội ngũ làm việc dưới áp lực đầy thử thách, mang lại sự khả thi về một chiến thuật hành động” (trích trong The New Leader’s 100-Day Action Plan, Wiley & Sons).
Quy trình hoạt động. Đây là vai trò chủ chốt của giám đốc điều hành, là “cầu nối” liên kết giữa doanh nghiệp và nhân sự. Việc điều hành thường được thực hiện và quản lý bởi người quản lý hàng đầu, bao gồm những dự án, nhiệm vụ và đều được theo dõi giám sát chặt chẽ. Vì vậy, nếu mọi thứ diễn ra tốt đẹp với một chương trình quản lý chi tiết cụ thể sẽ giúp CEO kiểm soát tình hình thực tại tốt hơn, tránh rủi ro không đáng có. Ngược lại, nếu mắt xích bị gián đoạn buộc CEO phải rút ngắn quy trình và chịu sự can thiệp bởi hội đồng quản trị.
Quy trình hoạt động là tạo ra những tình huống có thể xảy ra. Thuật ngữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp “taktikos”, nghĩa là nghệ thuật triển khai lực lượng dùng trong đánh trận. Việc này bao gồm những cách thức đưa nhiệm vụ vào các dự án cũng như khả năng phân chia, luân chuyển từng nhân sự đảm nhận.
Quy trình quản trị là đảm bảo tuân thủ theo luật pháp, quy định và chính sách. Lưu ý quá trình này thường được sở hữu bởi hội đồng quản trị.
Quy trình chiến lược. Phần lớn doanh nghiệp hiện nay đều có kế hoạch chiến lược dài hạn. CEO là người đầu tiên được ủy quyền quản lý quy trình, buộc họ phải nắm rõ và thông hiểu chiến lược này. Nếu như tầm nhìn và giá trị là nhiệm vụ quan trọng số một của CEO thì chiến lược chính là nhiệm vụ quan trọng thứ hai.
Quy trình tổ chức là bao gồm cả kế hoạch dài hạn và ngắn hạn khi chúng kết nối từ chiến lược đến thực thi. Sự kết nối này sẽ làm cho quy trình trở nên chặt chẽ hơn. Chính việc tham gia trực tiếp của CEO vào từng công việc khác nhau của quá trình tổ chức sẽ làm tăng thêm sự chắc chắn, quy mô của doanh nghiệp.
Tóm lại, các CEO tốt nhất là triển khai cũng như phân chia từng nhiệm vụ dựa trên sức mạnh đội ngũ và quản lý luôn những tình huống có thể xảy ra. Một giám đốc điều hành hiệu quả nên tuân theo quy tắc quản lý thời gian 40 – 30 – 20 – 10, nghĩa là CEO nên dành 40% thời gian cho các ưu tiên số 1 của mình tức chính là những tầm nhìn, giá trị doanh nghiệp, 30% thời gian dành cho ưu tiên số 2 - chiến lược kinh doanh, còn 20% thời gian cho ưu tiên số 3 - những hoạt động của doanh nghiệp. Tùy vào khả năng CEO mà có những mức độ phân quyền khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo sự thành công cho toàn tổ chức doanh nghiệp. Nếu tổ chức đang hoạt động yếu, vai trò của CEO cần được củng cố lại hoặc bổ sung thêm nhân sự quản trị giỏi hỗ trợ. Nếu CEO không giỏi về mặt chiến lược, thì hãy nhờ sự cố vấn bên ngoài đáng tin cậy.
Tùy vào từng hoàn cảnh, từng vấn đề mà CEO cần xem lại vị trí, công việc và cả năng lực bản thân, hiểu rõ điểm yếu – điểm mạnh của mình. Vì từng thời điểm kinh tế sẽ luôn mang lại những thách thức, cơ hội khác nhau buộc CEO phải như là “tắc kè hoa” luôn biết ứng biến với từng chuyển động dù là nhỏ nhất.
Theo Forbes
Chương trình đào tạo GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Chief Executive Officer (CEO) Lời giải cho bài toán “quốc tế hóa trình độ” Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây |