Giải tỏa không khí căng thẳng

Khi nền kinh tế đang ở trong trạng thái hôn mê sâu, bầu không khí u ám bao trùm doanh nghiệp, các nhà quản lý thì lo lắng tột độ về tình hình công ty còn nhân viên nơm nớp sợ mất việc. Là lãnh đạo, bạn phải làm gì trong tình huống này? 

Trong bối cảnh đó, chẳng có lý do gì gây thêm căng thẳng bằng việc liên tục thúc ép nhân viên mà một nhà lãnh đạo thực thụ cần nhảy vào cuộc để khơi gợi trong họ niềm tin và hy vọng.

Dưới đây, là một vài chỉ gợi ý nho nhỏ giúp bạn trong quá trình thực hiện:

Thư giãn. Một nhà quản lý chẳng thể làm gì để xoay chuyển cục diện của toàn bộ nền kinh tế bi đát, nhưng anh ta có thể thay đổi cách đón nhận nó. Những lời nói cáu kỉnh gắt gỏng không thể khiến người khác làm việc siêng năng hơn. Hãy thử mỉm cười và dành cho họ những cái gật đầu đầy thân thiện, bạn sẽ làm họ thấy công việc của mình bớt nặng nề đi rất nhiều.

Tạo tiếng cười. Trong Thế Chiến thứ I, khi phải sống nhiều ngày trong các hầm quân sự, lính Anh đã tự tạo niềm vui cho cuộc sống của mình bằng cách tạo ra các tác phẩm sân khấu tự biên tự diễn. Điều này giúp nhắc họ nhớ về quê hương và để họ luôn biết rằng dù điều gì có xảy ra thì họ vẫn là con người: được quyền hưởng trọn vẹn những thú vui bình dị nhất.

Vì thế chẳng có lý do gì để bạn không thử mọi cách để giúp mọi người giải toả tâm lý. Ra ngoài ăn trưa, gọi một chiếc bánh về văn phòng trong giờ giải lao, phát các vé xem phim thuê đĩa DVD miễn phí hay chiếu phim hoạt hình trên các màn hình quảng cáo. Cuộc sống thật vô nghĩa biết bao khi bạn chỉ biết lao đầu vào công việc mà không có thời gian nghỉ ngơi thư giãn.

 

 

Luôn mở rộng cánh cửa. Hãy cho người khác thấy rằng bạn luôn sẵn sàng trò chuyện cùng họ. Hầu hết mọi người đều muốn gặp bạn để trao đổi công việc nhưng đôi lúc họ cũng muốn tán gẫu đôi điều về cuộc sống. Thời gian dành cho những cuộc trò chuyện ngoài lề như vậy không hề lãng phí, nó là những khoảnh khắc hết sức đời thường.

Hãy luôn mở lòng tâm sự với nhân viên của bạn về mọi điều trong cuộc sống thậm chí là về số phận của công ty này. Hãy thật trung thực và cởi mở. Dẫu bạn không thể đảm bảo cho họ công việc ổn định đến tận cuối đời nhưng một cuộc trò chuyện thật thẳng thắn là thứ bạn có thể đem đến cho họ bất kỳ lúc nào.

Nếu bạn cần dẫn chứng thành công trước khi bắt tay làm bất kỳ điều gì thì thực tế không thiếu những dẫn chứng điển hình cho bạn. Trước kia, Abraham Lincoln luôn biết cách tạo bầu không khí làm việc thật thoải mái cho nội các và các tướng lĩnh của mình qua các mẫu chuyện vui nhưng đầy ý nghĩa.

Cũng vậy, Franklin Roosevelt đã trải qua những ngày tháng hết sức thư thái tại Nhà Trắng ngay cả trong những ngày tháng đen tối nhất của cuộc Đại Khủng hoảng và Thế chiến thứ II bởi ông đã biết cách khích lệ và chia sẻ tiếng cười với những người dưới quyền.

Không ai quy kết Lincoln hay Roosevelt là những người xa rời thực tế; Cả hai đều biêt cách tìm ra những khoảnh khắc thích hợp để tránh xa thực tại quá đỗi đen tối để làm mới bản thân và cộng sự của mình.

Làm nhà quản lý, bạn phải biết hướng nhân viên của mình đến những ưu tiên cấp bách của thời điểm hiện tại nhưng bạn chỉ làm được điều này khi vừa duy trì được tác phong chuyên nghiệp trong công việc vừa phải biết cách thư giãn cho nhân viên và cho cả chính mình.

(Nguồn: TuanVietnam)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT - CPO

(CHIEF PRODUCTION OFFICER)

Với mong muốn giúp doanh giới Việt Nam dễ dàng đưa những công nghệ quản lý sản xuất tiên tiến nhất và hiệu quả nhất của các tập đoàn hàng đầu thế giới vào doanh nghiệp (bất kể đó là doanh nghiệp lớn hay vẫn còn ở quy mô vừa và nhỏ), Trường Doanh nhân PACE đã nghiên cứu, thiết kế và triển khai Chương trình đào tạo Giám đốc Sản xuất Chuyên nghiệp (CPO). Sứ mạng của chương trình là nhằm “góp phần xây dựng và phát triển một lực lượng quản trị sản xuất / quản trị nhà máy chuyên nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam”.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 369