Hiểu được lợi nhuận gộp giúp các nhà quản lý biết doanh nghiệp của mình đang hoạt động như thế nào, làm nổi bật khía cạnh nào trong doanh nghiệp có giá trị nhất, tiềm năng nhất để ưu tiên và mở rộng chúng. Khi biết được doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận, lĩnh vực nào kiếm được nhiều doanh thu nhất, nhà quản lý có thể dễ dàng đưa ra quyết định sáng suốt, tin cậy dựa trên các con số hữu hình, đồng thời điều chỉnh hoạt động theo những thay đổi của ngành, thị trường.
Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp (Gross profit) là lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và bán sản phẩm/ dịch vụ từ nguồn doanh thu của doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp (hay lãi gộp) được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán (COGS). Những con số này có thể tìm thấy trên báo cáo thu nhập của công ty.
Khoản lợi nhuận này được dùng cho việc đánh giá chỉ số hiệu quả của các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như dữ liệu, thông số trong báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Đặc điểm của lợi nhuận gộp
Thông qua số liệu lợi nhuận gộp, các nhà đầu tư sẽ xem xét và đánh giá mức độ rủi ro trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Ở mỗi giai đoạn, chi phí sẽ khác nhau, số liệu thống kê cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Các chi phí thay đổi làm ảnh hưởng đến mức lợi nhuận gộp bao gồm:
- Chi phí cho nguồn nhân lực
- Chi phí cho nguyên liệu sản xuất, chi phí vận chuyển
- Chi phí hao hụt trong quá trình sản xuất
- Chi phí xuất nhập kho
- Chi phí thẻ tín dụng khi khách mua sản phẩm/ dịch vụ bằng thẻ
- Khấu hao các thiết bị trên thời gian sử dụng
- Phí hoa hồng cho các nhân viên bán hàng.
Ý nghĩa của lợi nhuận gộp
-
Thông qua lợi nhuận gộp, doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, quá trình sản xuất, kinh doanh bao gồm nhiều thành phần, nhiều khâu, do đó công ty phải hết sức cẩn thận và kỹ lưỡng khi tính toán lợi nhuận gộp, tránh nhầm lẫn giữa lãi và lỗ
-
Nếu là những tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ, kinh doanh chưa có cơ cấu tổ chức và tính toán rõ ràng. Thì việc ghi chú lại cụ thể từng loại chi phí, vai trò của chúng là rất cần thiết, bởi nó giúp người kinh doanh đánh giá chính xác tình hình hoạt động của tổ chức đó. Từ đó giúp kiểm soát chi phí và đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn
-
Lợi nhuận gộp được xem là thước đo thành công của một doanh nghiệp, do đó nó tác động rất lớn đến quyết định mở rộng quy mô. Bằng các số liệu thu thập được, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân phối phù hợp các loại chi phí, kiểm soát tốt lợi nhuận gộp, từ đó có thể thu hút các nhà đầu tư.
-
Đây cũng là cơ sở để đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận gộp cao hơn các đối thủ cùng ngành, điều này cho thấy sức khỏe tài chính đang rất tốt.
Công thức và cách tính lợi nhuận gộp
Công thức tính lợi nhuận gộp như sau: Lợi nhuận gộp (Gross profit) = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Trong đó, doanh thu thuần được tính theo công thức: Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu
-
Giá vốn hàng bán: Đây là chỉ tiêu thể hiện toàn bộ chi phí trực tiếp, được dùng để sản xuất hàng hóa/ dịch vụ đã bán của doanh nghiệp. Phần giá vốn bán hàng không bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
-
Doanh thu thuần: Chỉ tiêu biểu thị tổng doanh thu của doanh nghiệp đã thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu.
-
Các khoản giảm trừ doanh thu: Là các khoản làm doanh thu thuần hay doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu, hàng bị hồi, giảm giá hàng bán,...
Phương pháp tối ưu hóa lợi nhuận gộp
Bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, chi phí sản xuất, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lợi nhuận gộp và quản lý chi phí một cách hiệu quả hơn:
- Tăng doanh số bán hàng: Doanh nghiệp cần tìm cách quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới hoặc phát triển sản phẩm mới để thu hút khách hàng.
- Giảm chi phí sản xuất: Cố gắng tối ưu chi phí sản xuất bằng các công nghệ tiên tiến hơn hoặc tối ưu hóa quy trình sản xuất.
- Tăng giá bán: Tuy nhiên cần phải đảm bảo giá bán phù hợp với thị trường, không quá cao để không khiến khách hàng chuyển sang sản phẩm của đối thủ
- Tối ưu hóa quản lý chi phí: Điều này giúp giảm thất thoát, lãng phí tài nguyên, giảm chi phí sản xuất, vận hành và quản lý, từ đó tăng lợi nhuận gộp.
- Tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu, vật liệu tốt hơn và giá thành thấp hơn
- Tăng năng suất lao động: Bằng cách đào tạo nhân viên, sử dụng công nghệ tiên tiến hơn,...
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp
Giá vốn hàng hóa và dịch vụ
Giá vốn hàng hóa và dịch vụ thường bao gồm các chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, lao động, quản lý, vận chuyển. Khi giá vốn hàng hóa tăng, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sẽ giảm. Điều này có thể xảy ra nếu doanh nghiệp không tìm cách tối ưu hóa chi phí hoặc không thể tăng giá bán sản phẩm/ dịch vụ để bù đắp chi phí tăng.
Doanh thu từ bán hàng và doanh số
Khi doanh thu từ bán hàng và doanh số tăng, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp có thể tăng lên nếu giá vốn hàng hóa và dịch vụ không tăng nhiều hoặc giảm đi. Điều này có thể xảy ra khi doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm/ dịch vụ của mình một cách hợp lý, đồng thời tối ưu hóa quá trình sản xuất và vận hành để giảm chi phí vốn.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không thể tăng giá bán sản phẩm/ dịch vụ hoặc giá vốn tăng lên, lợi nhuận gộp sẽ giảm. Đó là khi có tác động của các yếu tố bên ngoài như biến động giá cả, chi phí lao động, chi phí vận chuyển tăng cao.
Các chi phí sản xuất và hoạt động kinh doanh
Chi phí sản xuất bao gồm các khoản chi phí liên quan đến việc sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, bao gồm tiền lương cho nhân viên sản xuất, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, chi phí quản lý sản xuất và các khoản chi phí có liên quan khác. Nếu các chi phí sản xuất này tăng lên, lợi nhuận gộp sẽ giảm đi.
Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản phí như tiền thuê mặt bằng, chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, truyền thông, bán hàng, vận chuyển, giao hàng, bảo trì và sửa chữa,... Nếu các chi phí này tăng cũng sẽ làm lợi nhuận gộp giảm xuống.
Quản lý rủi ro và cải thiện hiệu suất
Việc quản lý rủi ro có thể giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Việc này bao gồm đánh giá, nhận biết và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn, cải thiện quy trình, bảo vệ tài sản, đưa ra kế hoạch khắc phục khi các vấn đề đó xảy ra.
Quá trình tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận hành, rút ngắn thời gian và tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, đào tạo nhân viên để nâng cao năng lực là những cách để cải thiện hiệu suất, giúp tối ưu hóa lợi nhuận gộp của doanh nghiệp.
Phân biệt lợi nhuận gộp (Gross Profit) và lợi nhuận ròng (Net Profit)
Phân biệt |
Lợi nhuận gộp (Gross Profit) |
Lợi nhuận ròng (Net Profit) |
Định nghĩa |
Số tiền còn lại sau khi trừ đi giá vốn hàng hóa từ doanh thu thuần |
Số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh từ doanh thu bán hàng. |
Công thức |
Doanh thu thuần - Giá vốn bán hàng = Lợi nhuận gộp |
Doanh thu - Tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận ròng |
Ý nghĩa |
Cho biết số tiền còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí sản xuất hàng hoá/ dịch vụ. |
Cho biết số tiền còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh. |
Mức độ quan trọng |
Quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất và giá cả sản phẩm. |
Quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. |
Tính chất |
Lợi nhuận trước thuế |
Lợi nhuận sau thuế |
Lợi nhuận gộp cung cấp các thông tin quan trọng trong việc ra quyết định và có thể là chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Khi hiểu được hàng hóa nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất, dịch vụ nào đang ảnh hưởng đến thu nhập, doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào, nhà quản lý sẽ có thể chắc chắn hơn trong việc ra quyết định chiến lược, đồng thời vượt qua những thời kỳ khó khăn, phát triển kế hoạch để cải thiện hiệu suất.