NHỮNG SAI LẦM MÀ LÃNH ĐẠO CẦN TRÁNH

Chia sẻ trên Forbes, bà Dede Henley đã đặt vấn đề: “Những ai đã và đang là lãnh đạo thì có biết liệu bản thân mình đã mắc phải bao nhiêu trong số những sai lầm phổ biến hiện nay?”

Bà Dede Henley là chuyên viên huấn luyện đào tạo, đồng thời cũng là nhà sáng lập Công ty tư vấn Henley Leadership đã nhận định: "Là một nhà điều hành, bản thân mình sẽ phải luôn cố gắng để tránh mắc phải các sai lầm. Nhưng để làm được điều đó, cần phải biết được mình đang đi tìm kiếm điều gì. Và theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện ra 3 sai lầm mà các nhà điều hành hiện nay rất thường xuyên mắc phải, trong khi đa số họ lại không nhận ra, điều này thật nguy hiểm”.

Sai lầm thứ nhất: Cho mình là “trung tâm vũ trụ”.

Bản thân một người khi đảm nhận vị trí CEO tức họ đã có kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp. Bởi họ sẽ phải giải quyết khối lượng công việc cực kỳ lớn và trách nhiệm của họ rất cao. Vì vậy, cũng dễ hiểu khi nhiều lãnh đạo lại luôn xem mình giỏi hơn người khác. Nhưng quan niệm này có thể đúng trong quá khứ ở những thời điểm mà thị trường còn tương đối ổn định và ít cạnh tranh.

Tuy nhiên, khi bức tranh toàn cầu hóa xuất hiện thì những cách tiếp cận cũ có thể đã lỗi thời. Và buộc họ phải tư duy tạo ra chiến lược hoạt động cốt lõi cho tổ chức và dẫn dắt doanh nghiệp vượt mọi thử thách. Vì thế tư duy một người ngồi ở vị trí lãnh đạo càng lâu càng dễ vướng vào sai lầm thứ nhất. Và đó chính là một trong những sai lầm phổ biến đối với một nhà lãnh đạo.

Lời khuyên:

- Lãnh đạo cần phải biết đặt ra những câu hỏi khó cho doanh nghiệp mình và ngưng việc nghĩ rằng mình đã biết câu trả lời.

- Cần phải thu thập những hiểu biết từ việc học hỏi ở khách hàng, những cổ đông quan trọng và cả ở đội ngũ.

- Cần phải nhìn mọi việc dưới góc nhìn của người mới bắt đầu.

- Hãy nuôi dưỡng sự tò mò và tiếp thu sự mới mẻ của tất cả mọi thứ.

 

 

Sai lầm thứ hai: “Ngại” thay đổi.

Việc “ngại” đổi mới cả trong tư duy lẫn hành vi sẽ đôi khi “khóa chặt” cách quản lý theo rập khuôn, ít linh hoạt và khéo léo.

Nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hay ngân hàng, tình hình thị trường và nhu cầu luôn thay đổi, nếu doanh nghiệp không có nhiều đột phá thì rất dễ thua cuộc so với nhiều đối thủ cạnh tranh.

Lời khuyên:

- Hãy xác định công ty đang nằm ở vị trí nào? đối thủ ra sao?...để luôn linh hoạt cập nhật chiến lược kinh doanh phù hợp.

- Linh động và điều chỉnh kế hoạch phát triển sao cho phù hợp nhất có thể.

Sai lầm thứ ba: Cho rằng mình phải hy sinh cuộc sống cá nhân để cống hiến cho công ty.

Sai lầm này được truyền lại từ những thế hệ xem sự hy sinh cho công ty như một cách để chứng minh lòng trung thành. Và tác động của nó chắc chắn vẫn còn in lại trong tâm trí của chúng ta. Đôi khi, nhiều lãnh đạo lại có cảm giác thật tuyệt vời khi dành trọn bản thân mình cho công việc.

Nhưng điều đó nếu kéo dài qua nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm thì rất dễ dẫn đến tình trạng “nghiện việc”. Và nó không hề tốt cho mọi người, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ với gia đình, đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe thể chất, tinh thần nói chung.

 

 

 

Lời khuyên:

- Hãy xem xét để tìm ra cách cân bằng cuộc sống và công việc, để vừa có thể chăm sóc tốt cho bản thân vừa cống hiến tốt hơn cho công việc.

- Nên giao việc và phân quyền cho cấp dưới hay cộng sự nhưng vẫn kiểm soát tình hình tiến độ và chất lượng công việc.

 

Theo Forbes

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Chief Executive Officer (CEO)

Lời giải cho bài toán “quốc tế hóa trình độ”
nguồn nhân lực quản lý và lãnh đạo ở Việt Nam

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 369