Mặc dù một số nhà lãnh đạo hàng đầu có xu hướng là những người rất tuyệt vời trong việc truyền tải tầm nhìn và chiến lược của công ty. Tuy nhiên, đó chỉ là cách truyền đạt một chiều chứ không phải là đối thoại.
Nghiên cứu cho thấy rằng các cuộc đối thoại hấp dẫn sẽ kích hoạt sự tin tưởng và thiện cảm, giảm bớt những nỗi sợ và mối đe dọa. Điều này giúp mở ra cánh cửa đạt tới sự đổi mới và sáng tạo hơn. Khi đồng lòng, đội ngũ của bạn sẽ sẵn sàng làm việc chăm chỉ để mang lại những ý tưởng mới và đạt mức năng suất cao trong công việc. Thông qua các cuộc trò chuyện, chúng ta có thể kết nối với những người khác một cách lành mạnh và hiệu quả - một điều quan trọng cho thành công của tập thể, và là một thuật quản trị nhân sự mà các Giám Đốc Nhân Sự (CHRO) đặc biệt nên lưu ý
Để đảm bảo bạn đang tham gia vào một cuộc đối thoại thật sự, hãy áp dụng 4 phương pháp sau:
1. Khi lần đầu gặp ai đó, hãy thử nói vui vẻ, "rất vui khi gặp bạn!" Hoặc "bạn trông rất quen!" Bộ não của chúng ta được thiết kế để giao tiếp với xã hội. Nhu cầu được thuộc về mạnh hơn nhu cầu muốn an toàn. Cảm giác bị từ chối sẽ kích hoạt các dây thần kinh hình thành cơ chế tự vệ, trong khi sự thoải mái sẽ giúp giảm mức độ phòng vệ và thúc đẩy kết nối.
2. Khi bạn thảo luận với một nhóm có nhiều người, hãy nói "cảm ơn" hoặc trao lời khen cho những ý tưởng của người khác.
Chủ động kết nối và đánh giá cao quan điểm của họ ngay cả khi bạn không đồng ý sẽ giúp nâng cao sự tin tưởng và đem lại cảm giác như một người bạn. Điều đó sẽ giúp quá trình làm việc cùng nhau dễ dàng hơn.
Hãy đánh giá cao sự đóng góp của người khác, cho họ biết những ý tưởng của họ đã giúp bạn như thế nào và bạn đánh giá cao suy nghĩ đó ra sao. Khi chúng ta được công nhận năng lực, một hệ thống dây thần kinh sẽ được kích hoạt giúp nâng cao mức độ thị giác, thính giác và cả tư duy.
3. Khi muốn thuyết phục ai đó, lúc đầu đừng vội nói gì cả. Hãy đặt mình vào tâm thế của người lắng nghe. Khi chúng ta thấu hiểu lẫn nhau, có thể nhìn và trải nghiệm thế giới qua góc nhìn của nhau sẽ tạo điều kiện để nảy sinh sự liên kết, hợp tác và nâng cao lòng tin, sự cởi mở giữa mọi người. Khi đó, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ chân thành với nhau những điều trong tâm trí.
4. Khi cần giải quyết một vấn đề khó khăn, hãy lắng nghe để kết nối. Khi rơi vào cảm giác hoang mang, chúng ta thường đánh đồng cả niềm tin và thất tín. Dễ nghiêng theo đám đông để che giấu sự yếu đuối. Thay vì vậy, hãy cứ thử thể hiện ra những cảm giác hoang mang đó. Khuyến khích chia sẻ là một cách hiệu quả để cải thiện mối quan hệ.
Năng lực giao tiếp không phụ thuộc vào trí thông minh mà thường đến từ tâm thế cởi mở để học hỏi của bạn. Các nhà quản lý, dù là doanh nhân hay những người khởi nghiệp- ai có khả năng giao tiếp càng tốt thì càng có khả năng đạt những thành tựu vĩ đại và bền vững.
Theo SHRM.org