TẠI SAO NHÀ LÃNH ĐẠO CẦN PHẢI BIẾT ĐIỂM YẾU CỦA MÌNH?

Nếu là một nhà kinh doanh, nhà lãnh đạo, hay một CEO - họ luôn tự tin vào khả năng của bản thân và thu hút sự chú ý của mọi người với những điểm mạnh trong lĩnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng tồn tại những điểm yếu và điểm mạnh riêng biệt. Đã là một nhà lãnh đạo, cần phải nắm rõ những điểm yếu của bản thân và tìm ra cách để khắc phục nó hiệu quả.

Trong chia sẻ của mình với Havard Business Review, Jack Zenger và Joseph Folkman cho biết phần lớn lãnh đạo nghĩ rằng họ tốt hơn mức trung bình. Sự tự tin đôi khi thái quá về năng lực bản thân dẫn đến việc các nhà lãnh đạo nhận được rất ít các phản hồi cần thiết để họ tốt hơn.

Tìm ra điểm yếu là một yếu tố quan trọng:

Theo kết quả điều tra về phương pháp 3600, đây là khảo sát đánh giá nhà lãnh đạo một cách toàn diện thông qua chính những phản hồi không chỉ từ các nhà lãnh đạo, nhà quản lý mà còn từ những người từng tiếp xúc với họ trong công việc để có cái nhìn chính xác và thiết thực nhất. Từ đó cho thấy rằng, đa phần các nhà lãnh đạo đều tồn tại trong mình ít nhiều với vài khuyết điểm thiếu sót. Đã là con người thì không ai là hoàn hảo cả nhưng trong quá trình quản lý và đánh giá cho hàng ngàn lãnh đạo, nghiên cứu này cho thấy rằng, đa phần các nhà lãnh đạo thường không mấy nhận biết được khuyết điểm ấy hoặc biết mà không thể khắc phục được. Vì thế, người lãnh đạo không thể chuyển điểm yếu thành điểm mạnh nếu vẫn còn mất thời gian chối bỏ chúng. Nên bước đầu tiên là hãy học cách chấp nhận và xác định rõ ràng những điểm yếu của bản thân đó là gì.

Quan trọng hơn hết, càng có nhiều khuyết điểm lại trở thành vấn đề khác. Vì chúng có thể trở thành bức tường nhằm gây cản trở cho sự quản lý, điều hành của nhà lãnh đạo.

Ví dụ, một nhà lãnh đạo giỏi phải là một người có thể giao tiếp hiệu quả, thông minh, và quyết đoán. Nếu người đó thiếu một trong những tính năng này, họ sẽ làm việc kém hiệu quả, do đó phải cân bằng khả này này cũng như tìm cách phát hiện và cải thiện các điểm yếu.

Cho dù người lãnh đạo trau đồi được khá nhiều kinh nghiệm thì vẫn luôn luôn tồn tại điểm yếu trong chính bản thân họ và điểm yếu ấy cũng là yếu tố khá quan trọng.

Chấp nhận và khắc phục điểm yếu của mình:

Điểm yếu và điểm mạnh luôn luôn phụ thuộc lẫn nhau, nhưng bản thân nhiều người lại nghĩ rằng bản ngã của mình là người luôn hoàn hảo, xuất sắc trên mọi phương diện kể cả sự nghiệp kinh doanh lẫn có một cuộc sống thành công.

Thêm vào đó, khi nhà lãnh đạo là doanh nhân, bản thân họ càng ép mình phải luôn giỏi mọi thứ. Nên trong suốt quá trình tìm kiếm, cải thiện hoặc bù đắp những khuyết điểm, các nhà lãnh đạo hãy cố gắng đừng bị ám ảnh hay nhụt chí sau những sai lầm. Thậm chí ngay cả những nhà quản trị cấp cao thành công trong kinh doanh, chính trị hay bất kỳ lĩnh vực nào không thể tránh khỏi những sai sót và mắc phải điểm yếu ấy.

Không ai có thể hoàn hảo, theo đuổi sự hoàn hảo chỉ khiến bản thân thêm căng thẳng thất vọng trong cuộc sống. Thay vào đó, hãy tìm ra điểm yếu như một yếu tố căn bản trong tính cách của nhà lãnh đạo, cũng như tìm ra giải pháp để khắc phục chúng một cách hiệu quả.

Có nhiều cách có thể giúp nhà lãnh đạo xác định cũng như tìm hiểu rõ xem điểm yếu ấy có nghiêm trọng hay không. Nhà lãnh đạo có thể tìm một người mà theo bản thân nghĩ là họ “người chân thật” và đáng tin để có thể chia sẻ những suy tư lẫn những khó khăn. Vì chính những người ấy sẽ cho lãnh đạo câu trả chuẩn xác nhất. Hoặc phương pháp phản hồi 3600 cũng đem lại kết quả không kém để lãnh đạo biết rõ hơn về những hạn chế mà bản thân cần rút kinh nghiệm lẫn sửa đổi.

“Thực học” để tạo giá trị:

Hãy trở thành nhà lãnh đạo một cách khôn khéo. Không phải tất cả các nhà quản lý đều là các nhà lãnh đạo tốt cũng như không phải tất cả các nhà lãnh đạo giỏi đều là các nhà quản lý tài năng. Vì vậy hãy cố gắng trở thành một tấm gương điển hình trong cách tốt nhất có thể.

Việc trau dồi và rèn luyện là việc mà các nhà lãnh đạo giỏi luôn thực hiện. Sam Walton - nhà sáng lập Tập đoàn Wal-Mart - đã từng nói rằng: “Tôi rất thích học. Tôi học mọi lúc mọi nơi, với mọi đối tượng, mọi thứ tôi có được ngày hôm nay có lẽ do tôi đã may mắn là một người ham học và biết học những điều khôn ngoan nhất”.

Lãnh đạo học để tạo giá trị cho bản thân cũng chính là để tăng giá trị tài sản vô hình cho doanh nghiệp. Qua việc không ngừng trau dồi, học hỏi, lãnh đạo sẽ tích lũy được nhiều kiến thức để kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp và theo kịp những thay đổi của thời đại, của sức ép cạnh tranh. “Thực học” gần như đã là bản năng với mỗi người lãnh đạo.

Theo Harvard Business Review

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 369