Thuế là gì? Đặc điểm, phân loại và vai trò của thuế

Thuế được xem là nguồn thu chính của chính phủ và được sử dụng để cung cấp các dịch vụ công cộng. Thu từ những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã có đủ điều kiện để đóng thuế theo quy định.

Thuế là gì?

Thuế là khoản tiền bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật, dựa trên các tiêu chí như thu nhập, giá trị tài sản, hoặc hoạt động kinh tế đặc biệt. Mục đích chính của việc thu thuế là để tạo ra nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước, giúp chính phủ có khả năng tài trợ cho các dịch vụ công như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, an ninh, quốc phòng và các chương trình phúc lợi, an sinh xã hội.

Thuế là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh tế và xã hội, giúp đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển bền vững và công bằng của xã hội.

Thuế là một khoản tiền bắt buộc phải đóng cho Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền bởi các cá nhân, tổ chức nhằm đáp ứng cho việc cung cấp các dịch vụ công, các hoạt động vì lợi ích chung của xã hội

Đặc điểm của thuế

  1. Mang tính chất bắt buộc vào ngân sách Nhà nước
  2. Khoản đóng góp mang tính quyền lực
  3. Không đối giá/ hoàn trả trực tiếp
  4. Khoản đóng mang tính vĩnh viễn

Mang tính chất bắt buộc vào ngân sách Nhà nước

Tính bắt buộc là đặc điểm cơ bản khi nói về thuế. Bất kể cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào khi đủ điều kiện cũng đều cần phải nộp thuế và nộp theo những hình thức phù hợp.

Tuy nhiên, cần phân biệt thuế với các hình thức huy động tài chính khác của Nhà nước. Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền thu thuế đại diện cho Nhà nước cũng thể hiện đặc điểm bắt buộc của thuế. Các cơ quan quản lý thuế cần thực hiện nghĩa vụ thu thuế đúng, đủ và bình đẳng giữa người lao động.

Khoản đóng góp mang tính quyền lực

Thuế được xem là khoản đóng mang tính quyền lực bởi nếu không có khoản này, Nhà nước sẽ không đủ tiềm lực để duy trì các hoạt động hay thực hiện các chức năng quan trọng.

Chính vì vậy, đảm bảo việc thu thuế được thực hiện đầy đủ là trách nhiệm quan trọng của các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thuế địa phương. Người lao động nếu có hành vi trốn thuế hay không thực hiện đúng nghĩa vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Không đối giá/ hoàn trả trực tiếp

Người nộp thuế khi đã đủ điều kiện nộp thuế theo Pháp luật bắt buộc phải có nghĩa vụ đóng thuế, cho dù đã nhận được lợi ích công cộng hay chưa. Thuế không mang tính đối giá, hoàn trả trực tiếp mà nó dùng để nộp vào ngân sách Nhà nước. Chính phủ sẽ sử dụng tiền đó để chi tiêu cho mục đích phục vụ cộng đồng.

Khoản đóng mang tính vĩnh viễn

Người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước không so sánh với việc cho Nhà nước vay tiền nên không có nghĩa vụ phải hoàn trả, thuế mang tính vĩnh viễn để phục vụ lợi ích an sinh xã hội,...

Đặc điểm của thuế

Phân loại thuế

Phân loại thuế theo hình thức thu

  • Thuế trực thu: Thuế này được thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được từ các tổ chức, cá nhân. Chẳng hạn như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhượng quyền sở hữu đất,...

  • Thuế gián thu: Thuế này do các thương nhân, doanh nghiệp sản xuất, người cung cấp dịch vụ phải nộp cho Nhà nước, bằng cách cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu. Chẳng hạn như thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,...

Theo tính chất hành chính

  • Thuế nhà nước (quốc gia): Loại thuế này sẽ nộp vào ngân sách Trung ương

  • Thuế địa phương: Thuế nộp vào ngân sách của chính quyền địa phương

Phân loại thuế theo tính chất hành chính thường áp dụng trong kế toán quốc gia, theo cách mà tổ chức quản lý thu, cấp ngân sách thụ hưởng chúng.

>> Tham khảo: Kế toán thuế là gì? Mô tả nhiệm vụ & công việc của kế toán thuế

Phân loại thuế theo tính chất kinh tế

  • Dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế: Thuế sẽ được chia thành các khoản như thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào doanh nghiệp, thuế đánh vào tài sản.
  • Dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Gồm thuế đánh vào doanh nghiệp như thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, tiền thuê đất, thuế đánh vào sản phẩm, hộ gia đình.
  • Dựa theo lĩnh vực: Thuế được chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế như thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào bất động sản, thuế đánh vào tiết kiệm,…

Phân loại thuế

Vai trò của thuế

Thuế giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế, bao gồm việc khuyến khích hoặc hạn chế các hoạt động kinh tế nhất định thông qua chính sách thuế. Ngoài ra, thuế còn được sử dụng như một công cụ để giảm bất bình đẳng thu nhập và tài sản, đóng góp vào sự phát triển bền vững và công bằng xã hội.

  • Thuế giúp tăng thu nhập vào ngân sách Nhà nước, góp phần lớn trong việc giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội theo chính sách. Bên cạnh đó, thuế cũng là nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng công cộng, phục vụ cho đời sống

  • Khuyến khích các hoạt động kinh tế nhất định. Chẳng hạn, chính phủ có thể áp dụng thuế ưu đãi để thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực mới, hoặc thuế bảo vệ để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh không cân bằng

  • Thuế hỗ trợ việc cân bằng giữa khoảng cách giàu nghèo, giảm thiểu phân biệt tầng lớp trong xã hội. Bởi người nộp nhiều thuế hơn hầu hết đều là những chủ thể có mức thu nhập cao hơn

  • Thuế có thể được sử dụng để điều tiết hoạt động kinh tế. Bởi vì chính phủ có thể áp đặt thuế cao hơn đối với các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng sản phẩm sạch, lành mạnh hơn.

  • Giúp tăng trưởng kinh tế, xã hội, thúc đẩy nguồn nhân lực cũng như hiệu suất làm việc

  • Đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong các khoản và thu nhập của mỗi cá nhân, tổ chức, đóng góp vào quá trình phân phối lại các tài nguyên và cơ hội trong xã hội

  • Thuế cũng có thể được sử dụng để kiểm soát lạm phát.

  • Thuế khuyến khích hoặc hạn chế một số hoạt động môi trường. Ví dụ, thuế carbon nhằm giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

Vai trò của thuế

Các loại thuế phổ biến tại Việt Nam

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân nằm trong loại thuế trực thu, những người có thu nhập vượt mức khởi điểm bắt buộc phải đóng thuế. Thuế thu nhập cá nhân được sử dụng để giúp chính phủ thu thập nguồn tài chính phục vụ cho các chính sách kinh tế và xã hội, cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng và đóng góp vào việc phát triển kinh tế của quốc gia. 

Trong đó, đối tượng chịu thuế bao gồm:

  • Công dân Việt Nam ở nước ngoài
  • Công dân Việt Nam sinh sống tại lãnh thổ Việt Nam
  • Đối tượng nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam.

>> Tham khảo: Tra cứu Mã Số Thuế Cá Nhân

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là khoản thuế trực thu dựa trên tổng thu nhập của một doanh nghiệp. Áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, bao gồm cả các tập đoàn, các tổ chức phi lợi nhuận và các doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, đối tượng nộp thuế bao gồm:

  • Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Pháp luật

  • Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định ở nước người có cơ sở thường trú (hoặc không có) tại Việt Nam

  • Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định của Nhà nước Việt nam

  • Những tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh thu nhập ở mức chịu thuế.

>> Tham khảo: Tra cứu Mã Số Thuế Doanh Nghiệp

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho chủ thể doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh, là đối tượng chịu thuế theo quy định của Pháp luật. Thuế này giúp điều tiết nguồn cung là sản phẩm/ dịch vụ không có lợi cho người tiêu dùng. Đối tượng cụ thể phải chịu thuế bao gồm:

Đối với hàng hóa: Thuốc lá, bài lá, rượu, bia, ô tô 24 chỗ trở xuống vừa chở hàng, chở khách, có hai hàng ghế trở lên và có vách ngăn giữa hàng hóa - khoang hành khách. Xăng, dầu, xe mô tô có dung tích 125cm3 trở lên, tàu bay, du thuyền,... Những hàng hóa không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những sản phẩm đã hoàn chỉnh phần lắp đặt, không bao gồm linh kiện.

Đối với dịch vụ: Vũ trường, karaoke, massage, casino, sân golf, xổ số,...

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) còn gọi là VAT là loại thuế được tính dựa trên khoản phát sinh tăng thêm/ chênh lệch hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng. VAT được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và là một nguồn thu quan trọng cho các chính phủ. Thuế này giúp thu thập nguồn tài chính để thực hiện các chính sách kinh tế và xã hội, cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng và đóng góp vào việc phát triển kinh tế của quốc gia.

Đối tượng đóng thuế GTGT:

  • Tổ chức kinh doanh: Tất cả các doanh nghiệp dưới mọi loại hình, thuộc các thành phần kinh tế, tổ chức kinh doanh của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, hợp tác xã
  • Cá nhân kinh doanh: Những cá nhân kinh doanh độc lập, cá nhân hợp tác kinh doanh nhưng không thành lập pháp nhân, hộ kinh doanh.

>> Xem thêmThuế VAT là gì? Những điều kế toán cần biết về VAT

Thuế sử dụng đất

Thuế sử dụng đất là khoản phải thu từ chủ thể sử dụng đất, khi Nhà nước đã giao đất thì chủ thể phải có nghĩa vụ nộp tiền thuế. Đối tượng nộp thuế là những cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất, được Nhà nước giao quyền sử dụng đất.

Thuế sử dụng đất thường được tính dựa trên giá trị đất và các yếu tố khác như vị trí, mục đích sử dụng, diện tích và các quy định pháp luật cụ thể của từng quốc gia, địa phương.

Mục đích của thuế sử dụng đất bao gồm tăng cường quản lý đất đai, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, điều chỉnh việc sử dụng đất theo các mục đích cụ thể, khuyến khích sử dụng đất hiệu quả. Thuế này cũng có thể được sử dụng nhằm giới hạn sự sở hữu quá mức và kích thích việc phát triển kinh tế và hạ tầng đô thị.

Thuế xuất nhập khẩu

Đây là một loại thuế trực thu, được áp dụng với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp với mức tính thuế dựa trên giá trị mặt hàng xuất nhập khẩu. Thuế nhập khẩu phải nộp trước khi thông quan để bên phía nhập khẩu có thể đưa hàng hoá lưu thông vào nội địa.

Thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò làm giảm thâm hụt cán cân thương mại, bởi hàng nhập khẩu thường đắt hơn so với các mặt hàng nội địa. Ngăn cản hành vi bán phá giá, dựng rào thuế quan từ quốc gia khác đánh thuế với các hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất như nông nghiệp trong nước.

Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên thuộc loại thuế gián thu, áp dụng với những cá nhân, tổ chức có hoạt động khai thác tài nguyên theo quy định của Pháp luật. Thuế tài nguyên có đặc trưng của thuế gián thu là điều tiết hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Đối tượng chịu thuế bao gồm tất cả các loại tài nguyên ở đất liền, hải đảo, lãnh hải, khu vực tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc lãnh thổ quốc gia. Chẳng hạn như các khoáng sản kim loại, phi kim loại, dầu mỏ, yến sào tự nhiên,...

Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, bắt buộc đối với những hoạt động có tác động xấu, ảnh hưởng đến môi trường. Thuế này được nộp trực tiếp vào ngân sách Nhà nước và do cơ quan Nhà nước quản lý. Đối tượng đóng thuế này bao gồm các sản phẩm khi người tiêu dùng sử dụng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Ngoài việc giúp tăng ngân sách Nhà nước và áp dụng cho các hoạt động cộng đồng, an sinh xã hội. Thuế này còn giúp kích thích cho các doanh nghiệp, tổ chức để sử dụng các phương pháp sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường. Thuế này cũng có thể được sử dụng để đóng góp vào các chương trình bảo vệ môi trường và phát triển các công nghệ sạch hơn.

Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài là loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp từ đầu năm cho quỹ ngân sách Nhà nước dựa trên cơ sở là vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp, nhằm mục đích nắm bắt thống kê về doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã.

Đối tượng nộp thuế bao gồm:

  • Cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu, có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa/ dịch vụ không thường xuyên, địa điểm không cố định theo quy định của Bộ Tài chính.
  • Các tổ chức, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, các dịch vụ hầu cần phục vụ nghề cá. Đồng thời không có hoạt động sản xuất, kinh doanh muối.
  • Ngoài ra đối tượng nộp thuế này cũng bao gồm các cơ quan văn hóa xã, điểm bưu điện cơ quan báo chí. Liên hợp tác xã, hợp tác xã có những hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định đã được ban hành.

>> Xem thêmThuế môn bài là gì? Các bậc thuế và thời hạn nộp mới nhất 2023

Lệ phí trước bạ

Lệ phí trước bạ là khoản phí mà người mua phải trả cho Nhà nước khi đăng ký quyền sở hữu chuyển nhượng đất, xe cộ, tài sản và mức thu nhập này dựa trên giá trị tài sản được quy định.

Mục đích của việc thu lệ phí trước bạ là để thu nhập vào nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đồng thời là một cách để kiểm soát việc lưu thông phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Lệ phí trước bạ cũng có thể được sử dụng để đầu tư vào các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và nâng cao chất lượng dịch vụ công.

Các loại thuế phổ biến hiện nay

Nghĩa vụ nộp thuế

Nghĩa vụ nộp thuế là trách nhiệm pháp lý mà cá nhân, doanh nghiệp, hoặc tổ chức khác phải thực hiện bằng cách nộp tiền thuế phải đóng theo quy định của pháp luật. Cụ thể, nghĩa vụ nộp thuế bao gồm:

  • Nộp thuế đúng hạn: Cá nhân và doanh nghiệp phải đảm bảo rằng nộp các loại thuế trong phạm vi trách nhiệm, như thuế thu nhập, VAT, thuế doanh nghiệp,... đúng thời hạn quy định.
  • Nộp đủ số tiền thuế: Số tiền thuế phải nộp phải chính xác, dựa trên thu nhập, doanh số, hoặc các tiêu chí khác theo quy định của luật thuế.
  • Tuân thủ quy định về thuế: Ngoài việc nộp đủ số tiền và đúng hạn, mà còn bao gồm việc tuân thủ các quy định về báo cáo tài chính, giữ hóa đơn và chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục liên quan đến thuế.
  • Cập nhật thông tin: Cá nhân và doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế về bất kỳ thay đổi nào liên quan đến trạng thái tài chính hoặc kinh doanh có thể ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế.
  • Hợp tác: Khi cần thiết, cá nhân và doanh nghiệp cung cấp thông tin và hồ sơ khi được yêu cầu, để hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá và thu thuế theo quy định.

Nghĩa vụ nộp thuế là một phần quan trọng trong việc duy trì một xã hội công bằng và phát triển. Qua việc thu thập thuế, chính phủ có thể tài trợ cho các dịch vụ công thiết yếu, phát triển cơ sở hạ tần, và thực hiện các chính sách xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người trong xã hội.

Một số thuật ngữ về thuế cần biết

  1. Thanh tra thuế
  2. Đăng ký thuế
  3. Khấu trừ thuế
  4. Thuế suất
  5. Báo cáo thuế
  6. Thuế phụ thu, phụ phí

Thanh tra thuế

Thanh tra thuế là các hoạt động giám sát của cơ quan thuế trong các giao dịch liên quan đến khoản thu nhập phát sinh từ thuế. Đây là hoạt động thường xuyên và là nghĩa vụ của cơ quan thuế.

Đăng ký thuế

Là quá trình người nộp thuế thực hiện kê khai với cơ quan quản lý thuế hoặc khi đăng ký giấy phép kinh doanh. Các cá nhân đăng ký thuế cần kê khai cá thông tin cá nhân như tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, giới tính,... Còn đối với doanh nghiệp thì cần kê khai các thông tin như tên tổ chức, trụ sở, các chi nhánh, vốn kinh doanh, người đại diện pháp lý, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động,...

Khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là phương pháp được áp dụng với đại đa số các loại thuế hiện nay, như thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế VAT,... Theo đó, chủ thể sẽ không trực tiếp đi nộp thuế tại cơ quan thuế mà số tiền này sẽ được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc trừ trên thu nhập của các chủ thể này theo quy định.

Thuế suất

Thuế suất là mức thuế cần phải nộp dựa trên đơn vị xác định giá trị mức thuế phải đóng đối với đối tượng chịu thuế. Tùy vào điều kiện của các loại chủ đề hoặc những điều kiện liên quan để đánh giá, khoản thuế suất này sẽ được áp dụng khác nhau, thuế suất được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.

Báo cáo thuế

Báo cáo thuế là hoạt động mang tính kê khai hóa đơn thuế VAT đầu vào và đầu ra đối với các hoạt động phát sinh trong quá trình mua hàng hóa, sử dụng các dịch vụ. Báo cáo thuế với mục đích kê khai hóa đơn GTGT và là cầu nối giữa các doanh nghiệp, tổ chức với cơ quan quản lý thuế.

Hoàn thuế

Hoàn thuế là việc Nhà nước trả lại một khoản tiền cho cá nhân hoặc tổ chức đã nộp thuế trong trường hợp nộp thừa hoặc được hưởng ưu đãi thuế. Lý do hoàn thuế có thể do tính toán sai sót dẫn đến nộp thuế thừa, hoặc do được miễn thuế, giảm thuế hoặc hoàn thuế theo quy định của pháp luật. Các trường hợp phổ biến được hoàn thuế bao gồm hoàn thuế thu nhập cá nhân, hoàn thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng nhất định.

Thuế phụ thu, phụ phí

Thuế phụ thu (Surcharge) là khoản thu từ các đối tượng mua hàng sử dụng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt. Đạo luật Trung thực trong cho vay ban hành năm 1975, khoản phụ thu, phụ phí với thẻ tín dụng đã bị cấm, cho phép chiết khấu với hình thức thanh toán bằng tiền mặt.

Năm 1981, khoản phụ phí này được áp dụng với mục đích kiểm soát, ngăn chặn lạm phát. Ngoài khoản phụ thu đối với thẻ tín dụng, các khoản thu phụ phí cũng bắt đầu áp dụng cho ngành logistics. Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu những thông tin chính xác nhằm thống kê đúng chi phí xuất nhập hàng hóa.

Một số thuật ngữ về thuế cần biết

Một số câu hỏi thường gặp về Thuế

Quyết toán thuế là gì?

Quyết toán thuế là quá trình tính toán và điều chỉnh cuối cùng số thuế mà cá nhân hoặc doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế dựa trên thu nhập thực tế của một năm tài chính. Quá trình này giúp xác định xem số thuế đã nộp trước đó (thông qua thuế tạm thu hoặc khấu trừ tại nguồn) có phù hợp với nghĩa vụ thuế thực tế hay không. Dựa vào kết quả của quyết toán thuế, cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể phải nộp thêm thuế nếu số thuế đã nộp ít hơn số nợ thuế thực tế, hoặc có thể nhận lại tiền nếu đã nộp nhiều hơn.

  • Đối với Cá nhân: Trong trường hợp của cá nhân, quyết toán thuế thu nhập cá nhân thường được thực hiện hàng năm. Cá nhân cần báo cáo tổng thu nhập từ tất cả các nguồn, bao gồm lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh, đầu tư, và các loại thu nhập khác, sau đó khấu trừ các khoản được miễn thuế và các khoản giảm trừ hợp lệ để xác định số thuế thu nhập cá nhân thực tế phải nộp.
  • Đối với Doanh Nghiệp: Đối với doanh nghiệp, quyết toán thuế bao gồm việc xác định lợi nhuận chịu thuế sau khi đã điều chỉnh các khoản thu nhập và chi phí, tính toán số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp dựa trên lợi nhuận đó. Doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh số thuế VAT phải nộp dựa trên tổng số thuế đầu vào và đầu ra.
  • Quy Trình Quyết Toán Thuế:

    • Thu thập và Chuẩn bị Dữ liệu: Thu thập tất cả hóa đơn, chứng từ, và thông tin tài chính liên quan đến thu nhập và chi phí.
    • Tính toán Thuế: Sử dụng dữ liệu thu thập được để tính toán tổng thu nhập chịu thuế, áp dụng các khoản giảm trừ và miễn giảm (nếu có), và xác định số thuế phải nộp.
    • Nộp Báo cáo Quyết toán: Nộp báo cáo quyết toán thuế và các chứng từ liên quan đến cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định.
    • Thanh toán hoặc Hoàn thuế: Thực hiện thanh toán số thuế còn thiếu (nếu có) hoặc nhận lại tiền hoàn thuế (nếu đã nộp nhiều hơn).

Quyết toán thuế là một bước quan trọng để đảm bảo rằng cá nhân và doanh nghiệp tuân thủ đúng luật thuế, giúp tránh các sai sót và rủi ro pháp lý liên quan đến việc nộp thuế.

Ưu đãi thuế là gì?

Là các chính sách giảm thuế, miễn thuế, hoặc hỗ trợ tài chính khác từ chính phủ nhằm khuyến khích hoạt động kinh tế, đầu tư, hoặc hỗ trợ cho các nhóm đối tượng cụ thể.

Mục đích:

  • Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực, khu vực mà Nhà nước ưu tiên phát triển.
  • Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể.
  • Giúp người dân có thu nhập thấp, các đối tượng yếu thế có điều kiện sống tốt hơn.

Hình thức ưu đãi thuế:

  • Miễn thuế: Miễn một phần hoặc toàn bộ số thuế phải nộp.
  • Giảm thuế: Giảm mức thuế suất phải nộp.
  • Khoanh thuế: Tạm hoãn việc nộp thuế trong một thời gian nhất định.
  • Khấu trừ thuế: Cho phép trừ một số khoản chi phí nhất định vào thu nhập chịu thuế.

Đối tượng được hưởng ưu đãi thuế:

  • Doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực, khu vực ưu tiên.
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể.
  • Người dân có thu nhập thấp, các đối tượng yếu thế.

Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế:

  • Đáp ứng các điều kiện quy định trong pháp luật về thuế.
  • Có hồ sơ, chứng từ đầy đủ theo quy định.

Thủ tục để được hưởng ưu đãi thuế:

  • Nộp hồ sơ đề nghị hưởng ưu đãi thuế lên cơ quan thuế có thẩm quyền.
  • Cơ quan thuế thẩm định và ra quyết định.

Các loại luật quy định về thuế tại Việt Nam?

Luật Quản lý thuế:

  • Là luật có hiệu lực cao nhất, quy định chung về quản lý thuế bao gồm: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế; khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; xử lý vi phạm hành chính về thuế.
  • Nguồn: Luật số 38/2019/QH14 của Quốc hội: Luật Quản lý thuế

Luật Thuế thu nhập cá nhân:

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Luật Thuế giá trị gia tăng:

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Do hệ thống luật thuế khá phức tạp, nên tham khảo ý kiến của luật sư hoặc chuyên gia thuế để được tư vấn cụ thể về các quy định áp dụng cho trường hợp cụ thể.

Để đảm bảo tính công bằng, tuân thủ quy tắc và quy định về thuế được chính phủ đặt ra, các tổ chức và cá nhân phải tự tính toán và nộp các khoản thuế cần thiết. Thuế được sử dụng cho các dịch vụ cộng đồng và hoạt động của chính phủ. Trốn thuế là hành vi thiếu đạo đức kinh doanh, xâm phạm tới chính sách thuế của Nhà nước, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lưu ý quan trọng: Các quy định về thuế cụ thể cho từng mục có thể thay đổi theo thời gian và được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật mới nhất của Việt Nam. Do đó, việc tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn thuế là rất quan trọng để hiểu rõ các nghĩa vụ về thuế và tận dụng tốt nhất các ưu đãi thuế hiện hành.

>> Đọc thêm: 

Chương trình đào tạo

TÀI CHÍNH DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
Finance For Leaders

Khóa học tài chính dành cho lãnh đạo tại PACE giúp nhà quản lý góc nhìn tổng quan về tài chính và biết cách hoạch định, tổ chức quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

KẾ TOÁN DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
Accounting For Leaders

Khóa học Kế toán dành cho lãnh đạo tại PACE
giúp học viên tổ chức và quản trị một bộ máy kế toán,
biết cách đọc, hiểu và phân tích những báo cáo tài chính do kế toán soạn lập.

Học kế toán để LÀM kế toán phải mất 4 năm đại học, nhưng nếu học kế toán để QUẢN LÝ kế toán và SỬ DỤNG kế toán thì chỉ mất khoảng 2 tuần.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 369