Tọa đàm Talk&think: "Khai sáng và Trưởng Thành" - Phần 2

Một người trên 18 tuổi thì được coi là trưởng thành nhưng là trưởng thành về mặt sinh học. Một người chỉ được coi là “trưởng thành” về mặt trí tuệ và nhận thức khi người đó được “khai sáng” thông qua “sự học”, “thực học” và “biết học”. Đó là người có suy nghĩ và tư duy độc lập, dám nghĩ và dám tin để từ đó biết lỗi, biết ơn, biết sáng tạo, có khả năng phân biệt đúng - sai, hay - dở, tốt - xấu; biết cái gì đáng khinh, cái gì đáng trọng… Không có tư duy độc lập, không ý thức được quyền và nghĩa vụ thực sự của công dân, khó có thể có “người lớn”, người trưởng thành, người được khai sáng. Đầu thế kỷ XX, nhà thơ Tản Đà có viết: “Dân hai lăm triệu ai người lớn / Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”. Câu thơ thật ý nhị và sâu sắc, nó chỉ có thể xuất phát từ sự trải nghiệm, sự quan sát tinh tế, sâu sắc đời sống xã hội và một sự khái quát tài tình. Ngót trăm năm đã trôi qua, định đề mà tiền nhân đặt ra vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự, cho dù dân đã không còn là “hai lăm triệu

Phần 1 | Phần 2

Tin tức liên quan

Trang trên 72