RA MẮT SÁCH “QUẢN TRỊ BẰNG VĂN HÓA” CỦA TS. GIẢN TƯ TRUNG

Vào sáng 10-12 tại TP.HCM, sách “QUẢN TRỊ BẰNG VĂN HÓA - Cách thức Kiến tạo & Tái tạo Văn hóa Tổ chức” - do Tiến sĩ Giản Tư Trung dày công đúc kết và hoàn thiện trong suốt nhiều năm, đã chính thức được ra mắt. Sự kiện đã diễn ra vô cùng thành công tốt đẹp với sự tham dự của hơn 1.200 độc giả đến từ mọi miền đất nước, là những người quan tâm đến câu chuyện kiến tạo văn hóa cho cá nhân, cho bộ phận, cho tổ chức, hay cho cộng đồng, đặc biệt là các nhà lãnh đạo và những người phụ trách xây dựng văn hóa trong các tổ chức, cũng như đông đảo các giảng viên quản trị và các chuyên gia tư vấn quản trị đến từ của các trường đại học và các công ty tư vấn quản trị trong và ngoài nước.



Sự kiện đã thu hút sự tham dự của hơn 1.200 độc giả từ khắp mọi miền đất nước.

“QUẢN TRỊ BẰNG VĂN HÓA - Cách thức Kiến tạo & Tái tạo Văn hóa Tổ chức” là tác phẩm vừa tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn tư liệu, vừa chia sẻ những khái niệm, triết lý, mô hình và phương pháp từ góc nhìn rất riêng của tác giả về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp, cũng như về cách thức xây dựng và chuyển đổi văn hóa tổ chức.

Thông qua cuốn sách, TS Giản Tư Trung cũng mong muốn góp phần cổ vũ và thúc đẩy cho sự phát triển của một phương cách quản trị mới, vừa nhân văn, vừa hiệu quả, đó là “Quản trị bằng Văn hóa / Quản trị bằng Tự trị” (Management by Culture / Management by Self-Mangement).

Bởi lẽ tác giả tin rằng, bên cạnh các phương cách quản trị truyền thống như Quản trị bằng Luật lệ (Management by Policies) hay Quản trị bằng Mục tiêu (Management by Objectives) thì Quản trị bằng Văn hóa (Management by Culture) chính là tương lai của quản trị và tương lai của lãnh đạo trong một thế giới đầy biến động và trong một thời đại mà con người ngày càng trở nên độc lập và tự do hơn.

Tác giả Giản Tư Trung đang chia sẻ về sách “QUẢN TRỊ BẰNG VĂN HÓA - Cách thức Kiến tạo & Tái tạo Văn hóa Tổ chức

Cuốn sách này có sự tích hợp xuyên suốt từ tinh thần, tư tưởng và triết lý cho đến phương pháp và giải pháp, cũng như có sự kết nối 5 chủ thể văn hóa là cá nhân, bộ phận, tổ chức, kinh thương, và quốc gia.

Đặc biệt, những tư duy và phương pháp cốt lõi về xây dựng và chuyển đổi văn hóa được chia sẻ trong cuốn sách này có tính nguyên lý, nên không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, mà còn có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức khác, bao gồm cả trường học, bệnh viện, báo chí, các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, hay các tổ chức phi chính phủ.

Sự kiện đã được diễn ra không không khí hân hoan, đầy cảm xúc với sự góp mặt của hơn 1.200 độc giả, doanh nhân trí thức và những người quan tâm đến vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Trong sự kiện, tác giả Giản Tư Trung đã chia sẻ hết sức tâm đắc khi nhắc về lý do bắt đầu cuốn sách: “Khi nhắc đến doanh giới hay cộng đồng doanh nghiệp, chủ đề đầu tiên hiện lên trong đầu tôi đó chính là văn hóa. Bởi vì kết quả của giáo dục là văn hóa, kết quả của đào tạo là văn hóa và kết quả của sự học cũng là văn hóa”.

 


 

Các độc giả vô cùng hứng khởi trước những chia sẻ của tác giả Giản Tư Trung

 

Tác giả Giản Tư Trung đang ký tặng sách cho các độc giả

“Văn hóa chính là cách nghĩ, cách sống và cách làm của các thành viên trong tổ chức. Mà cách nghĩ, cách sống và cách làm của các thành viên trong tổ chức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản trị & hiệu quả kinh doanh của tổ chức” – tác giả giải thích thêm về mối quan hệ giữa Văn hóa doanh nghiệp và Hiệu quả quản trị.

Bên cạnh đó, người tham dự cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến “Mô hình Kiến trúc Văn hóa Tổ chức được nhắc tới trong cuốn sách. Theo đó, mô hình đã chỉ rõ “Văn hóa Tổ chức được hợp thành bởi 3 cấu phần văn hóa, đó là Văn hóa Nền tảng, Văn hóa Bản sắc và Văn hóa Học tập. Để có thể kiến tạo một Văn hóa Tổ chức vừa hiệu quả và nhân văn, vừa đậm đà bản sắc riêng thì cần phải tập trung vào Văn hóa Nền tảng và cần phải được vun bồi liên tục bởi Văn hóa Học tập”.


 

TS. Giản Tư Trung chia sẻ về Mô hình Kiến trúc Văn hóa Tổ chức

Hòa cùng không khí đầy hứng khởi ấy, các độc giả cũng mạnh dạn chia sẻ và đưa ra nhiều câu hỏi đầy tính thời sự trong bối cảnh kinh doanh ngày nay. Ông Đoàn Hồng Quân – Giám đốc Tập đoàn Logistics LEC Group đã bày tỏ băn khoăn về việc “Làm thế nào để thống nhất văn hóa và nhận thức giữa nhiều nhóm người lao động khác nhau, từ độ tuổi lẫn vùng miền?”. Theo đó, tác giả đã gợi ý doanh nghiệp hãy nỗ lực đưa văn hóa đến từng người trong doanh nghiệp thông qua 3 “con đường”: đơn giản nhất là thông qua Sách (có thể tham khảo 4 cuốn sách thiết yếu để Phát triển Văn hóa cho Cá nhân, Đội ngũ & Tổ chức bao gồm: Quản trị bằng Văn hóa, Đúng việc, 7 Thói quen Hiệu quả và Tốc độ của Niềm tin); hoặc thông qua các chương trình đào tạo và sử dụng các dịch vụ tư vấn chuyên sâu cho tổ chức.


 

Ông Đoàn Hồng Quân – Giám đốc Tập đoàn Logistics LEC Group chia sẻ băn khoăn về việc áp dụng văn hóa trong doanh nghiệp

Ông Hiệp – hiện đang là luật sư và doanh nhân tại Long An, đã khởi hành từ lúc 5g00 sáng để đến với sự kiện nhằm tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để tôi có thể giúp đất nước ngày càng phát triển hơn nữa?”. Thoạt đầu, cả khán phòng ồ lên vì nghĩ rằng đây thật sự là một vấn đề “đao to búa lớn”, khó lòng giải quyết. Nhưng ngược lại, tác giả Giản Tư Trung đã đưa ra các giải pháp hết sức đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Ông nói: “Muốn làm cho đất nước tốt lên, thì trước tiên hãy làm cho bản thân mình tốt lên. Chúng ta hãy làm cho mình ‘sáng’ ra để đất nước bớt đi một kẻ tăm tối thì đó là một cống hiến vô cùng to lớn cho đất nước”.


 

Ông Hiệp – hiện đang là luật sư và doanh nhân tại Long An giao lưu cùng tác giả trong buổi ra mắt sách

 

Đông đảo quý độc giả sẵn sàng ngồi ở phần mở rộng của khán phòng và đứng suốt buổi giao lưu

Sự kiện diễn ra trong không khí ấm áp với nội dung chia sẻ mang nhiều giá trị. Với sự tham gia đông đảo và nhiệt tình, nhiều quý độc giả sẵn sàng ngồi ở phần mở rộng của khán phòng và đứng suốt buổi giao lưu. Người tham dự với nhiều góc nhìn đã chia sẻ những cảm nhận và đặt nhiều câu hỏi nhằm đào sâu hơn về nội dung cuốn sách nói riêng và các khía cạnh khác của quản trị nói chung, điều này là một minh chứng rõ ràng về sự quan tâm của đông đảo độc giả có mong muốn góp phần vào sự phát triển và lan tỏa triết lý Quản trị bằng Văn hóa tại Việt Nam.

ĐÔI DÒNG VỀ TÁC GIẢ GIẢN TƯ TRUNG

Tác giả Giản Tư Trung là Nhà sáng lập Hệ sinh thái Quản trị Toàn cầu của Học viện Quản lý PACE (gồm 09 Đối tác Toàn cầu là những tổ chức dẫn đầu thế giới trong từng lĩnh vực chuyên môn sâu về quản trị).

Hiện Ông cũng đang là Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo Dục IRED, Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Trưởng Ban Tổ chức Giải thưởng Sách Hay và Chủ nhiệm Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Scholarship.

Ông nhận bằng Thạc sĩ về Nghiên cứu Phát triển tại Học viện Sau Đại học Geneva; Tu nghiệp về Chính sách Giáo dục Quốc tế tại Đại học Harvard; Tốt nghiệp Tiến sĩ về Giáo dục tại Học viện Giáo dục Quốc gia Singapore; và tốt nghiệp Tiến sĩ về Giáo dục tại Đại học London (UCL).

Với những cống hiến Ông cho giáo dục, Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới đã vinh danh Ông là một Nhà lãnh đạo toàn cầu trong vai trò là một Nhà hoạt động giáo dục.

Hai tác phẩm trước đó của Ông là “ĐÚNG VIỆC - Một Góc Nhìn Về Câu Chuyện Khai Minh” và “SƯ PHẠM KHAI PHÓNG - Thế giới, Việt Nam & Tôi” đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt, với số lượng phát hành kỷ lục. Với tác phẩm tiếp theo này, Ông đào sâu về văn hóa doanh nghiệp và tương lai của quản trị nhằm góp phần hiện thực hóa sứ mệnh của PACE là “Đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp KHAI MỞ một NỀN QUẢN TRỊ MỚI tại Việt Nam”.

 

Tin tức liên quan

Trang trên 72