Để trở thành một Giám đốc Kinh doanh (CCO) đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, thái độ và năng lực. Những điều này có thể sẽ thay đổi khác nhau dựa theo cơ cấu tổ chức và ngành hàng. Tuy nhiên, dưới đây là một vài năng lực thiết yếu giúp CCO hoàn thành tốt công việc của họ.
Lắng nghe: Nếu muốn thành công trong vai trò của CCO, thì bạn cần phải thật sự lắng nghe khách hàng và hành động dựa trên những phản hồi của họ. Rachel Hamlen – Trưởng bộ phận Trải nghiệm Khách hàng tại Fairvine Super đã chia sẻ rằng: “Khả năng chăm chú lắng nghe và đồng cảm với khách hàng thật sự rất quan trọng. Thông thường những gì khách hàng hỏi không phải là những gì họ thật sự muốn được biết. Vì thế, việc trả lời những gì khách hàng hỏi không hề giải quyết được những vấn đề tận sâu của họ. Ví dụ, một khách hàng hỏi rằng “Ai là người đầu tư cho doanh nghiệp của bạn?” nghĩa là họ muốn biết “Tiền của tôi có an toàn khi giao cho công ty của bạn không?”. Đó chỉ là một sự khác biệt nhỏ, nhưng lại tạo ra một kết quả lớn giúp bạn có cơ hội giao tiếp thực sự với khách hàng.
Nếu muốn thành công trong vai trò của CCO, thì bạn cần phải thật sự lắng nghe khách hàng và hành động dựa trên những phản hồi của họ.
Làm việc nhóm: CCO cần làm việc với nhiều nhóm và lãnh đạo khác nhau trong tổ chức. Khả năng cộng tác tốt sẽ giúp các CCO dễ dàng nhận được sự hỗ trợ từ các thành viên khác trong C-suits cũng như đội ngũ của mình.
Đồng cảm: Hợp tác cũng đòi hỏi khả năng đồng cảm và thấu hiểu quan điểm của người khác. Không chỉ đối với khách hàng, CCO còn cần phải cởi mở và phản hồi những ý kiến từ đội ngũ trong nội bộ.
Giải quyết vấn đề và quản lý sự thay đổi: CCO thường nắm giữ vai trò chính trong việc giúp công ty vượt qua những giai đoạn thay đổi.Trong quá trình ấy, những vấn đề khó khăn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, do đó, các CCO cần phải trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh và kiểm soát được những thay đổi đang và sẽ diễn ra.
Tạo trải nghiệm tuyệt vời cho nhân viên: Theo Jo Kelly – CCO của Good2Give, bất kể bạn thực hiện chiến lược, công nghệ hay quy trình mới nào thì đều sẽ trở nên vô nghĩa nếu nhân viên không hài lòng hoặc chán nản. Cô nói thêm: “Nếu nhân viên của bạn không cảm thấy hài lòng hoặc tinh thần xuống cấp thì sẽ thể hiện trong mỗi lần tương tác với khách hàng. Bạn cũng có thể nhận thấy điều đó qua lời nói và ngôn ngữ cơ thể của họ. Và khi xảy ra điều này, chúng tôi sẽ loại bỏ những điểm khó khăn cơ bản trong công việc kinh doanh khiến nhân viên thất vọng và cho phép họ có thêm thời gian và năng lượng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng”.
Những kỹ năng trên không phải là một hệ thống đầy đủ nhưng đó chính là những kỹ năng thiết yếu nhất mà một CCO cần trang bị.
Vai trò của CCO sẽ ngày càng quan trọng hơn khi nhu cầu của khách hàng ngày càng thay đổi và các công ty cố gắng cạnh tranh dựa trên việc lấy khách hàng làm trung tâm.
Nguồn: cxfocus