Nhiều giám đốc điều hành tại các doanh nghiệp đa văn hóa (multicultural-driven company) hầu như đều nhất trí với nhu cầu kinh doanh mạnh mẽ vào năm 2021 và lạc quan về dự báo năm 2022.
Điển hình, Univision đã báo cáo kết quả hàng quý với mức tăng trưởng là 33% từ doanh thu quảng cáo trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong thực tế, một số thương hiệu nghĩ rằng người tiêu dùng mong muốn họ đa dạng phân khúc thị trường và điều này sẽ không dễ dàng thay đổi được trong thời gian ngắn. Nếu có thì đó là những người tiêu dùng trẻ tuổi – đặc biệt là thế hệ gen Z, đang chi tiêu một cách tiết kiệm hơn với những thương hiệu quen thuộc.
Tuy nhiên, đằng sau sự bùng nổ này là một xu hướng thú vị khác. Và sự bùng nổ này không những bị thúc đẩy bởi việc đầu tư quảng cáo cho nhóm khách hàng hiện tại, mà còn từ nhu cầu của những nhà quảng cáo mới. Một vài trong số đó đến từ các thương hiệu đang kích hoạt lại kế hoạch sau nhiều năm gián đoạn. Và đó được gọi là “thương hiệu đa văn hóa”.
For some brands, it’s time for a multicultural comeback
Nếu thương hiệu của bạn cũng đang trong quá trình trở lại hoạt động tiếp thị sau nhiều năm gián đoạn, thì hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây:
Thấu hiểu "Câu chuyện" sau thời gián đoạn
Hiện nay, các nỗ lực phát triển thị trường đa văn hóa đều có tỉ lệ thành công cao. Đó là sự thật bởi vì:
a) Phân khúc đa văn hóa tiếp tục phát triển trong nhiều năm.
b) Nhu cầu tiêu dùng và các cuộc nghiên cứu xác định rằng những người tiêu dùng trẻ tuổi và đa dạng mong đợi các chương trình và thông điệp thuần văn hóa hơn từ các marketer.
Bằng cách thấu hiểu lý do đằng sau những thất bại, doanh nghiệp có thể xây dựng nền tảng cho các chương trình mới và tránh khỏi những sai lầm trong quá khứ.
Thu thập lại dữ liệu hoặc kế hoạch liên quan
Bạn có thể tìm lại các KPI quan trọng trong những chiến lược tiếp thị trước đây như dữ liệu kinh doanh, thị phần, nghiên cứu tiêu dùng và phân tích về ngân sách. Điều này sẽ hữu ích khi doanh nghiệp xây dựng kế hoạch mới vì CMO có thể nhìn nhận một cách thực tế các mục tiêu cần thiết lập.
Tương tác với những người có kinh nghiệm
Hãy dành thời gian liên hệ với những người đã từng hoạt động trong các chương trình đa văn hóa trước đây của doanh nghiệp, các đại lý, đơn vị tư vấn, công ty nghiên cứu đã từng hợp tác trước đây.
Từ đó, bạn có thể sẽ khám phá ra được nhiều góc nhìn mới hoặc những lý do khiến doanh nghiệp từng thất bại.
Đối chuẩn (Benchmark)
Đối chuẩn là hoạt động so sánh những quá trình và số liệu về hiệu suất của một doanh nghiệp với những doanh nghiệp xuất sắc để dễ dàng học hỏi. Các marketer đang quản lý chiến lược đa văn hóa cho doanh nghiệp nên tận dụng đối chuẩn vì số lượng thương hiệu trên thị trường đang tăng trưởng mạnh. Đầu tiên, các marketer cần đánh giá các doanh nghiệp cùng ngành và cùng kinh nghiệm.
Tham khảo các nghiên cứu ROI mới nhất
Qua nhiều năm, các marketer đã nhận ra điều gì thúc đẩy sự thành công của các dự án tiếp thị đa văn hóa. Những chuyên gia trong ngành luôn khuyến khích doanh nghiệp nên bắt đầu bằng việc nghiên cứu thị trường.
Ida Chacon – Chiến lược gia giải pháp cấp cao tại The Collage Group, trước đây đã từng tham gia trong Trung tâm Tiếp thị Đa văn hóa xuất sắc của P&G từ năm 1999 đến 2012, đã chia sẻ rằng:
"Xu hướng đa văn hóa trở lại chắc chắn là điều mà chúng ta đang thấy thường xuyên gần đây. Mặc dù sự thay đổi nhân khẩu học đã diễn ra đều đặn trong nhiều thập kỷ, nhưng thời điểm tác động văn hóa này ở Mỹ phản ánh một mốc thời gian đất nước đang thay đổi và do đó, người tiêu dùng muốn các thương hiệu "trở lại cuộc chơi" để hiểu được thái độ, giá trị, sở thích và nhu cầu đang thay đổi như thế nào. Họ cũng mong đợi tăng cường đại diện và hỗ trợ các thuộc tính đa dạng.
May mắn thay, đây không nhất thiết là một cách tiếp cận dựa trên số 0 vì bạn có thể học được nhiều thứ bằng cách hiểu những gì đã làm trong quá khứ, những gì đã hiệu quả và những gì chưa, nhiều kiến thức sẵn có ngày nay chỉ bằng một cú nhấp chuột. Mặc dù điều này có vẻ khó đối với một số người, đặc biệt là khi các thương hiệu liên quan đến sự nhạy cảm về chủng tộc, dân tộc, giới tính và các yếu tố nhận dạng khác, thì ROI vẫn cao hơn bao giờ hết. Do đó, điều này hoàn toàn xứng đáng! "
Năm 2022, các thương hiệu đang lên kế hoạch trở lại với không gian tiếp thị đa văn hóa. Mặc dù có nhiều thách thức, nhưng đây sẽ là một sự thay đổi tất yếu để thương hiệu có thể bứt phá trong tương lai.
Source: Forbes