KINH DOANH – SẢN XUẤT: BỘ ĐÔI KHÔNG TÁCH RỜI

Ngay trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũng theo đuổi các mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đều nhằm mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được các mục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, xây dựng các kế hoạch thực hiện và đặt ra các mục tiêu chi tiết nhưng phải phù hợp với thực tế, đồng thời phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở để huy động và sử dụng các nguồn lực sau đó tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Clayton Curtis - một chuyên gia của Social Hospitality (một công ty tiếp thị kỹ thuật số cao cấp) đưa ra những bí quyết sau đây giúp các giám đốc kinh doanh lẫn giám đốc sản xuất có thể kiểm soát tốt hơn vai trò trọng yếu của mình:

1. Xây dựng quan hệ với các nhà cung cấp.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thì việc xây dựng quan hệ tốt với một số nhà cung cấp như: nguyên liệu, trang thiết bị cung ứng, vật dụng,…là điều cần thiết. Vì điều này rất hữu dụng đối với doanh nghiệp, nhất là trong những mùa kinh doanh trọng điểm của mình. Tuy nhiên, giám đốc sản xuất cũng nên cân đối tránh trữ hàng quá nhiều cũng như điều chỉnh sản xuất sao cho phù hợp kế hoạch kinh doanh nhất.

2. Lắng nghe khách hàng và đưa ra phản hồi kịp thời.

Nguyên tắc này được áp dụng cho bất cứ một ngành kinh doanh nào. Nhưng đối với nhà hàng, lắng nghe khách hàng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Bởi theo Clayton Curtis, hoạt động của doanh nghiệp có phát triển được hay không chủ yếu là nhờ “quảng cáo truyền miệng”.

Ngày nay, với sự hỗ trợ của các kênh truyền thông mới, các mạng xã hội như Facebook, Twitter hay Pinterest, doanh nghiệp có thể lắng nghe khách hàng và đưa ra cho họ các phản hồi nhanh chóng và dễ dàng hơn.

 

3. Giữ chân khách hàng.

Có nhiều cách để thực hiện điều này. Chẳng hạn, doanh nghiệp chủ động có thể xin lại thông tin liên lạc của khách hàng thông qua việc giao dịch để phục vụ cho những chương trình khuyến mãi, các sự kiện quảng bá sản phẩm mới hay tri ân khách hàng… Đổi lại, những khách hàng chuyên sử dụng sản phẩm sẽ trở thành thành viên được hưởng một số ưu đãi từ doanh nghiệp.

Tuy cách làm này không mới nhưng Clayton Curtis khuyên các giám đốc kinh doanh lẫn lãnh đạo nên sáng tạo trong việc thu thập thông tin của khách hàng để họ không cảm giác bị “thăm dò thông tin”, từ đó chỉ gửi cho họ những thông tin mà họ có khả năng quan tâm nhiều nhất.

4. Tạo ra sự khác biệt.

Hãy sáng tạo trong khuôn khổ. Đừng cố gắn thương hiệu của mình, hay câu Slogan đến những câu không liên quan đến sản phẩm dịch vụ, khách hàng cũng không thể hiểu nổi ý nghĩa của nó cũng như biết bạn bán cái gì cả.

5. Chú trọng dịch vụ.

Ông cũng khuyên, ngoài việc tuyển dụng và đào tạo kỹ năng phục vụ khách hàng cho những đội ngũ kinh doanh – chăm sóc khách hàng thì các giám đốc bộ phận cũng nên “lắng nghe” từ chính những nhân viên mình. Bởi họ sẽ hiểu rõ điều khách hàng cần và mong muốn, từ đó lập ra bản đồ chiến lược để cùng thống nhất chung với mục tiêu tổ chức.

 

6. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Clayton Curtis khuyên các giám đốc kinh doanh nên thường xuyên tìm hiểu đối thủ cùng phân khúc của mình để tìm hiểu điều họ đã và đang làm, nhằm học hỏi điều mới cũng như rút kinh nghiệm từ thất bại của họ và tuyệt nhiên, đừng sao chép.

7. Chọn khách hàng mục tiêu phù hợp.

Ông cho rằng “biết được túi tiền nằm ở đâu” là một điều quan trọng để tồn tại lâu dài trong kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp muốn nhắm đến đối tượng khách hàng có thu nhập thấp thì cần thể hiện điều ấy trong các nỗ lực tiếp thị. Ngược lại, nếu muốn phục vụ những khách hàng có thu nhập cao, doanh nghiệp cần làm cho diện mạo, thiết kế, cách phục vụ sao cho xứng tầm với họ.

Theo Asianentrepreneur

Chương trình đào tạo

CCO - GIÁM ĐỐC KINH DOANH
CCO - Chief Customer Officer

Khóa học CCO góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp
cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

Khởi đầu thế hệ CCO mới với Tinh thần mới, Con người mới cho nền kinh thương mới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

CPO - GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
CPO - Chief Production Officer

Đưa những công nghệ quản lý sản xuất tiên tiến nhất và hiệu quả nhất của các tập đoàn hàng đầu thế giới
vào doanh nghiệp của mình (bất kể là doanh nghiệp lớn, hay vẫn còn ở quy mô vừa và nhỏ).

Hiểu biết sâu rộng về TQM; R&D; SCM; HSSE và mọi khía cạnh Quản trị Sản xuất của CPO toàn diện.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 371