Social media là gì? Chức năng, loại hình và chiến lược kết hợp SEO

Social media đã cách mạng hóa hoàn toàn cách xã hội hiện đại giao tiếp và chia sẻ ý tưởng, thông tin và nội dung. Điều thực sự tách biệt Social media với các loại phương tiện truyền thông khác là đó là phong cách giao tiếp hai chiều chứ không phải giao tiếp một chiều được xây dựng để cung cấp thông tin mà không có cách nào phản hồi lại như báo chí, đài phát thanh hay truyền hình.

Social Media là gì?

Social media hay mạng xã hội, là một tập hợp các trang web và ứng dụng trực tuyến cho phép mọi người kết nối, chia sẻ thông tin và tương tác với nhau. Social media cung cấp cho người dùng một nền tảng để xây dựng các mối quan hệ cá nhân, theo dõi các sự kiện và xu hướng, tham gia vào các cuộc thảo luận về các chủ đề khác nhau. Nó là một phần quan trọng của cuộc cách mạng kỹ thuật số và đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta giao tiếp, chia sẻ thông tin và tương tác với nhau trên mạng.

Các nền tảng Social Media phổ biến bao gồm Facebook, Instagram, Tiktok, LinkedIn, YouTube,... Các nền tảng này cung cấp các công cụ cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, chia sẻ nội dung như hình ảnh, video, tin nhắn và bài viết, tương tác với nhau bằng cách like, comment và chia sẻ.

Tuy nhiên, social media cũng đặt ra những thách thức như quyền riêng tư, tin tức giả mạo và ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe tinh thần của người dùng.

Social media hay mạng xã hội, là một tập hợp các trang web và ứng dụng trực tuyến cho phép mọi người kết nối với nhau, chia sẻ thông tin và tương tác với nhau

Phân loại Social Media

Tiến sĩ Tracy L. Tulen đã phát triển mô hình Social Media với 4 nhóm chính. Mô hình này đồng thời cũng được sử dụng trong cuốn sách “Social Media Marketing: A Practitioner Guide (2017)” của tiến sĩ Marc Oliver Opresnik, đồng tác giả với Philip Kotler và Svend Hollensen. Bao gồm:

  1. Social Commerce
  2. Social Community
  3. Social Publishing
  4. Social Entertainment

Social Commerce

Social commerce là một hình thức thương mại điện tử sử dụng các nền tảng mạng xã hội để kết nối người bán với người mua. Social commerce cho phép người dùng mua sắm trực tuyến thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok,... Chẳng hạn như Facebook Marketplace, TikTokshop, Instagram Shopping,...

Social Commerce bao gồm các khía cạnh như bán lẻ điện tử, dịch vụ hậu mãi và quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM).

  • Bán lẻ điện tử (Electronic Retailing) là hoạt động bán lẻ hàng hóa/ dịch vụ thông qua Internet. Ví dụ điển hình là Alibaba, nền tảng kết nối các nhà xuất khẩu Trung Quốc với các công ty trên toàn cầu để thực hiện giao dịch mua bán sản phẩm. Trong năm 2018, Alibaba đã đạt doanh thu gần 40 tỷ USD và lợi nhuận gần 10 tỷ USD.

  • Dịch vụ hậu mãi (Sales and Services) bao gồm các dịch vụ được cung cấp sau khi khách hàng đã mua sản phẩm. Các dịch vụ này có thể bao gồm bảo hành, sửa chữa, nâng cấp, đào tạo và các dịch vụ khác.

  • CRM (Customer Relationship Management) hay quản lý mối quan hệ khách hàng là một chiến lược kinh doanh mà các doanh nghiệp sử dụng nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận bằng cách tăng cường sự hài lòng của khách hàng. Hệ thống CRM tập hợp thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu trong tổ chức để cung cấp cho các nhà quản lý cái nhìn tổng thể và định hướng mới dựa trên phân tích dữ liệu.

Social Community

Social community là một nhóm người có chung sở thích, mối quan tâm, hoặc mục tiêu chung, kết nối với nhau thông qua social media. Social community có thể được hình thành tự phát hoặc được tạo ra bởi các tổ chức, doanh nghiệp.

Social Community bao gồm ba yếu tố quan trọng: Social Presence, Paid Media và Earned Media.

  • Social Presence là một công cụ quan trọng giúp thương hiệu xác định và xây dựng hình ảnh, tính cách và sự hiện diện của mình trước công chúng.

  • Paid Media là các hoạt động quảng cáo mà thương hiệu phải trả tiền để thực hiện, bao gồm việc đăng bài quảng cáo trên các trang mạng xã hội và sử dụng nhân vật nổi tiếng liên quan đến thương hiệu để quảng bá.

  • Earned Media là kết quả của các cuộc thảo luận tự nhiên, bao gồm các bình luận, tương tác và đánh giá từ phía khách hàng. Khi khách hàng chia sẻ và tương tác tích cực với thương hiệu, họ đóng góp vào việc quảng bá thương hiệu. Hiện nay, khách hàng tin tưởng các đề xuất cá nhân hơn các hình thức quảng cáo khác. Sự trung thành và sự gắn kết của khách hàng đối với thương hiệu có thể tác động đến nhiều người khác, tạo nên một cộng đồng khách hàng ngày càng lớn.

Social Publishing

Social publishing là quá trình tạo và chia sẻ nội dung trên các nền tảng social media. Nội dung social publishing có thể bao gồm văn bản, hình ảnh, video, âm thanh,... Social publishing là một phần quan trọng của social media. Nó cho phép mọi người tạo và chia sẻ nội dung với những người khác trên khắp thế giới.

Social Entertainment

Nhóm này có mục đích là để phục vụ nhu cầu giải trí của người dùng thông qua các hình thức chơi game online, hoặc từ các nội dung giải trí do người dùng tự tạo ra. 

Các nền tảng social media như Facebook, Instagram, TikTok,... đều có những tính năng và định hướng để tạo ra và chia sẻ nội dung giải trí. Ví dụ, Facebook có các tính năng như Live, Watch,... để phát trực tiếp các chương trình giải trí; Instagram có các tính năng như Reels,... để tạo và chia sẻ video ngắn; TikTok là một nền tảng hoàn toàn tập trung vào nội dung giải trí ngắn. Nó là một phần quan trọng của social media, giúp mọi người kết nối với nhau và chia sẻ những khoảnh khắc giải trí.

Phân loại Social Media

Chức năng của Social Media với doanh nghiệp

Chức năng của Social Media là cung cấp một nền tảng để người dùng có thể chia sẻ thông tin, tương tác và kết nối với nhau thông qua internet. Trong đó phải kể đến như:

  • Chia sẻ thông tin: Social Media cho phép người dùng chia sẻ nội dung đa dạng như văn bản, hình ảnh, video, liên kết,... Người dùng có thể chia sẻ suy nghĩ, tin tức, sự kiện, hình ảnh hoặc video cá nhân của họ với bạn bè, gia đình hoặc cộng đồng mạng.

  • Kết nối và tương tác xã hội: Mạng xã hội giúp người dùng tìm kiếm và kết nối với bạn bè, người thân, đồng nghiệp hoặc những người bạn mới. Người dùng có thể tạo hồ sơ cá nhân, thêm bạn bè, theo dõi người khác và nhận thông báo về hoạt động của họ. Họ cũng có thể tương tác với nhau bằng cách bình luận, thả tim, chia sẻ hoặc nhắn tin riêng tư.

  • Xây dựng cộng đồng và giao tiếp: Social Media cung cấp một nền tảng để người dùng tạo và tham gia vào các cộng đồng trực tuyến với sở thích, quan điểm và mục tiêu chung. Người dùng có thể tham gia vào nhóm, trang hoặc diễn đàn để thảo luận, chia sẻ kiến thức, trao đổi ý kiến và tìm kiếm hỗ trợ từ những người có cùng quan tâm.

  • Tiếp cận thông tin và tin tức: Cho phép người dùng tiếp cận thông tin và tin tức từ các nguồn đa dạng. Người dùng có thể theo dõi trang tin, blog, tài khoản của người nổi tiếng, tổ chức hay doanh nghiệp để nhận thông tin mới nhất về các sự kiện, xu hướng, sản phẩm/ dịch vụ mới.

Tuy nhiên, đáng lưu ý rằng việc sử dụng mạng xã hội cũng có những rủi ro và hạn chế, bao gồm vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, tin giả, thảm họa truyền thông xã hội và nghiện mạng. Người dùng cần có ý thức và thực hiện việc sử dụng Social Media một cách an toàn và có trách nhiệm.

Chức năng của Social Media với doanh nghiệp

Lợi ích của Social Media với doanh nghiệp

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ kỹ thuật số, cuộc chuyển mình của cách mạng 4.0. Social media giờ đây đã trở thành một phương tiện Marketing không thể thiếu đối với hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ. Một số lợi ích của việc sử dụng Social media trong hoạt động kinh doanh:

  1. Tăng tương tác và nhận diện thương hiệu
  2. Tiếp cận đối tượng khách hàng rộng lớn
  3. Công cụ Marketing hiệu quả
  4. Tạo mối quan hệ và tương tác khách hàng
  5. Nâng cao nhận thức về sản phẩm/ dịch vụ
  6. Giám sát và đánh giá thị trường

Tăng tương tác và nhận diện thương hiệu

Social media cung cấp một nền tảng để doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng và xây dựng mối quan hệ. Bằng cách chia sẻ nội dung chất lượng và tương tác nhanh chóng với người theo dõi, doanh nghiệp có thể tạo ra sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và tăng cường lòng tin cậy từ phía khách hàng, lắng nghe ý kiến phản hồi và cung cấp hỗ trợ khách hàng tốt hơn.

Tiếp cận đối tượng khách hàng rộng lớn

Với hơn 4,2 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới, Social Media cung cấp một cơ hội để tiếp cận một đối tượng khách hàng rộng lớn, đa dạng. Việc xác định và định hình chiến lược tiếp thị trên các nền tảng xã hội phù hợp có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng người dùng, tăng khả năng chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.

Công cụ Marketing hiệu quả

Social media cung cấp các công cụ quảng cáo mạnh mẽ để đẩy mạnh chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Các nền tảng như Facebook, Instagram và Tiktok cho phép tùy chỉnh đối tượng khán giả, đo lường hiệu quả và tối ưu hóa chiến dịch theo các mục tiêu cụ thể. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo, tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn so với các phương pháp quảng cáo truyền thống.

Tạo mối quan hệ và tương tác khách hàng

Social media cho phép doanh nghiệp tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng. Tạo ra cơ hội để lắng nghe phản hồi, giải đáp câu hỏi, giải quyết vấn đề và xây dựng mối quan hệ sâu sắc, tốt đẹp và bền vững với khách hàng. Việc tạo ra một cộng đồng trên mạng xã hội cũng có thể tạo ra và tăng cường tương tác giữa các khách hàng.

Nâng cao nhận thức về sản phẩm/ dịch vụ

Social media là một nền tảng lý tưởng để chia sẻ thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Bằng cách tạo và chia sẻ nội dung hấp dẫn, doanh nghiệp có thể tăng cường nhận thức, sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ của mình.

Giám sát và đánh giá thị trường

Các nền tảng mạng xã hội là cơ sở để doanh nghiệp theo dõi và đánh giá thị trường. Bằng cách theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh, khám phá xu hướng ngành và lắng nghe ý kiến của khách hàng, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin quan trọng, từ đó có những điều chỉnh phù hợp đối với chiến lược kinh doanh để thích nghi với thị trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay.

Nói tóm lại, việc sử dụng Social Media cho phép doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích, từ tăng tương tác và nhận diện thương hiệu, tiếp cận đối tượng khách hàng rộng lớn, quảng cáo và Marketing hiệu quả, tạo mối quan hệ và tương tác khách hàng, nâng cao nhận thức về sản phẩm/ dịch vụ, đến giám sát và đánh giá thị trường. Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích này, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược Social Media chặt chẽ và có sự đầu tư thời gian, nguồn lực một cách bài bản, chuyên nghiệp.

Lợi ích của Social Media với doanh nghiệp

6 Loại hình Social Media phổ biến hiện nay

  1. Social Networks
  2. Social News
  3. Social Media Sharing
  4. Social Bookmarking
  5. Social Microblogging
  6. Social Blog Comments and Forums

Social Networks

Đây là loại hình Social Media phổ biến nhất, cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ doanh nghiệp và kết nối với những người khác. Một số mạng xã hội phổ biến bao gồm Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn và TikTok.

Mục đích chính của Social Networks là kết nối con người và tạo ra một không gian trực tuyến để chia sẻ thông tin, tương tác xã hội. Người dùng có thể kết bạn, theo dõi người khác, tham gia vào nhóm và cộng đồng, thảo luận với nhau và thể hiện bản thân thông qua việc chia sẻ nội dung.

Social News

Social News trong Social Media là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các tin tức, thông tin và nội dung có liên quan đến các vấn đề xã hội và sự kiện hiện đang diễn ra. Điều đặc biệt về Social News là nó được chia sẻ và lan truyền thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,...

Social News thường bao gồm các bài viết, bài phê bình, bài báo, video, hình ảnh và nhiều loại nội dung khác nhau liên quan đến xã hội, chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ, thể thao, giải trí,... Những thông tin này có thể được tạo bởi người dùng cá nhân hoặc các tổ chức truyền thông chuyên nghiệp.

Social Media Sharing

Social Media Sharing là các trang chuyên chia sẻ nội dung trên các nền tảng mạng xã hội. Nội dung có thể là văn bản, hình ảnh, video,... Social Media Sharing là một hình thức giao tiếp xã hội phổ biến, cho phép mọi người kết nối với nhau và chia sẻ thông tin, ý tưởng và trải nghiệm.

Social Bookmarking

Social Bookmarking là một hình thức lưu trữ và chia sẻ thông tin trực tuyến. Nó cho phép người dùng lưu trữ, quản lý và chia sẻ các liên kết và tài nguyên trên Internet. Thay vì lưu trữ các trang web hoặc thông tin trên máy tính cá nhân, người dùng có thể sử dụng dịch vụ social bookmarking để tạo ra các "đánh dấu" (bookmark) trực tuyến. Khi sử dụng dịch vụ social bookmarking, người dùng có thể đánh dấu các trang web quan trọng hoặc hữu ích và lưu trữ chúng trên tài khoản của mình trên dịch vụ đó. Cho phép truy cập vào các đánh dấu của mình từ bất kỳ thiết bị nào kết nối Internet.

Ngoài việc lưu trữ và quản lý các đánh dấu cá nhân, social bookmarking cũng cho phép chia sẻ các đánh dấu với cộng đồng người dùng khác. Họ có thể tìm kiếm và khám phá các đánh dấu từ người dùng khác, tìm hiểu về các trang web và tài nguyên mà những người dùng khác đánh giá cao.

Social Microblogging

Social Microblogging là một loại mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ các tin nhắn ngắn, thường không quá 280 ký tự. Các tin nhắn này thường được gọi là "micropost" hoặc "tweet". Social Microblogging được sử dụng để chia sẻ tin tức, suy nghĩ, cảm xúc, hoặc chỉ đơn giản là để cập nhật trạng thái của người dùng.

Các nền tảng Social Microblogging phổ biến nhất bao gồm Twitter, Facebook, Instagram và TikTok. Twitter là nền tảng Social Microblogging đầu tiên và vẫn là nền tảng phổ biến nhất với hơn 300 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Facebook cũng cung cấp tính năng microblogging, cho phép người dùng chia sẻ các tin nhắn ngắn trên dòng thời gian của họ. Instagram và TikTok là các nền tảng Social Microblogging tập trung vào hình ảnh và video.

Social Blog Comments and Forums

Social Blog Comments and Forums là một phần quan trọng của Social Media, cho phép người dùng tương tác với nhau và thảo luận về các chủ đề khác nhau. Chúng cung cấp một nền tảng cho các cuộc trò chuyện sôi nổi, chia sẻ kiến thức và xây dựng cộng đồng.

Các diễn đàn này có thể tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ, sức khỏe, thể thao, nghệ thuật,... Người dùng có thể tạo bài viết mới, gửi câu hỏi và thảo luận với thành viên khác trong cộng đồng. Thông qua việc trả lời, bình luận và đánh giá, người dùng có thể tương tác, chia sẻ ý kiến và tìm kiếm thông tin từ các thành viên khác.

6 Loại hình Social Media phổ biến hiện nay

Chiến lược Social Media kết hợp với SEO

  1. Xây dựng thương hiệu nhất quán trên Social Media
  2. Tạo liên kết trên Social Media
  3. Tăng cường tương tác cho website

Xây dựng thương hiệu nhất quán trên Social Media

Khi thương hiệu được xây dựng nhất quán trên các nền tảng, khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra và nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.

Để xây dựng thương hiệu nhất quán trên Social Media và website, doanh nghiệp cần thực hiện:

  • Xác định rõ giá trị cốt lõi và mục tiêu của thương hiệu.

  • Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thống nhất, bao gồm logo, màu sắc, hình ảnh, ngôn ngữ,...

  • Tạo nội dung trên Social Media và website theo phong cách nhất quán.

Chẳng hạn:

  • Sử dụng cùng một logo, màu sắc và hình ảnh trên tất cả các kênh.

  • Sử dụng cùng một giọng điệu và phong cách viết trên tất cả các kênh.

  • Tương tác với khách hàng trên các kênh Social Media bằng cách sử dụng tên của thương hiệu.

  • Trang chủ của website nên có các liên kết đến các kênh Social Media của doanh nghiệp.

Tạo liên kết trên Social Media

Bằng cách chia sẻ nội dung hấp dẫn và giá trị từ trang web trên các mạng xã hội, doanh nghiệp có thể thu hút lưu lượng truy cập từ người dùng mạng xã hội đến trang web của mình. Điều này có thể tạo ra nhiều cơ hội để tiếp cận với khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng. Các liên kết này giúp Google xác định trang web đó là một nguồn thông tin đáng tin cậy và có giá trị, và do đó, có thể gián tiếp tác động đến kết quả xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm.

Khi người dùng chia sẻ nội dung từ trang web của doanh nghiệp lên mạng xã hội, đó là một hình thức tạo liên kết tự nhiên. Điều này giúp tăng cường tầm ảnh hưởng và sự lan truyền của nội dung, cũng như tạo ra các liên kết đến trang web từ các nguồn khác nhau trên Internet.

Tăng cường tương tác cho website

Thay vì phải tạo một tài khoản đăng nhập vào một trang web mới để tương tác với bài viết, hiện nay hầu hết các trang web đã tích hợp plugin Facebook, cho phép người dùng có thể bình luận, thích và chia sẻ trực tiếp trên bài viết đó.

Việc rút ngắn quy trình này giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng và tăng tính tiện lợi khi muốn tương tác với nội dung doanh nghiệp chia sẻ. Khi bài viết thu hút sự quan tâm của nhiều người dùng, điều này cũng có thể được đánh giá cao bởi Google, từ đó tăng cường chất lượng và thứ hạng của bài viết trên kết quả tìm kiếm.

Chiến lược Social Media kết hợp với SEO

Phân biệt Social Media và Social Network

Social Media và Social Network là hai khái niệm liên quan đến mạng xã hội trực tuyến, nhưng chúng có một vài khác biệt quan trọng.

Phân biệt

Social Media

Social Network

Khái niệm

Là một nền tảng trực tuyến cho phép người dùng kết nối, giao lưu, chia sẻ thông tin, hình ảnh, âm thanh, video,... với nhau.

Là một hệ thống kết nối các cá nhân, tổ chức lại với nhau dựa trên các mối quan hệ, sở thích, mục tiêu chung.

Tính chất

Mang tính cộng đồng, cho phép người dùng tương tác với nhau một cách tự do.

Mang tính cá nhân, cho phép người dùng xây dựng và quản lý các mối quan hệ của riêng mình.

Phạm vi

Công cụ truyền thông đại chúng, hướng tới mọi người

Chủ yếu tập trung vào một lĩnh vực cụ thể hoặc nhóm người có quan tâm chung

Loại nội dung

Đa dạng: tin tức, hình ảnh, video, blog,...

Chủ yếu liên quan đến thông tin cá nhân, công việc, kỹ năng,...

Liên kết

Có thể liên kết với các mạng xã hội khác

Thường không liên kết với các mạng xã hội khác

Ví dụ

Một người dùng chia sẻ bức ảnh trên Facebook và nhận được lượt thích và bình luận từ bạn bè

Một người dùng tạo hồ sơ chuyên nghiệp trên LinkedIn và kết nối với đồng nghiệp và nhà tuyển dụng

Trên đây là bảng so sánh đơn giản giữa Social Media và Social Network, nhưng đôi khi các thuật ngữ này có thể được sử dụng lẫn lộn và có sự chồng chéo. Do đó, trong thực tế, sự phân biệt giữa hai khái niệm này có thể không hoàn toàn rõ ràng và có thể thay đổi tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng.

Social media đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mạng xã hội đã trở thành một công cụ hữu ích cho mọi người trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giao lưu, kết nối, chia sẻ thông tin đến kinh doanh, Marketing. Đây không chỉ là nền tảng mang lại cơ hội để giao lưu, kết nối, mà nó còn tạo ra một sân chơi rộng lớn cho các cá nhân, doanh nghiệp với những mô hình kinh doanh lớn nhỏ.

Tham khảo thêm:

Chương trình đào tạo

CMO - GIÁM ĐỐC MARKETING
CMO - Chief Marketing Officer

Khóa học CMO là chương trình đào tạo Giám Đốc Marketing chuyên nghiệp tại PACE
giúp bạn xây dựng và triển khai chiến lược Marketing tổng thể đa kênh trong bối cảnh Marketing 5.0 & AI.

Định nghĩa lại "chân dung" của Giám đốc Marketing trong kỷ nguyên số.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

DMI PRO - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DIGITAL MARKETING QUỐC TẾ
DMI PRO - World-class Training Program on Digital Marketing

Đầu tư cho đẳng cấp nghề nghiệp với Chứng chỉ Digital Marketing Quốc tế CDMP.

Chương trình giúp các Marketer trở thành Professional Digital Marketer
bằng hệ thống tư duy, kỹ năng và kiến thức Digital Marketing được chuẩn hóa trên toàn thế giới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 373