Giám đốc tài chính có tầm nhìn xa trông rộng về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, họ hợp tác chặt chẽ với các lãnh đạo cấp cao và không ngại đề xuất các bước đi chiến lược, đảm bảo tối ưu hóa hoạt động tài chính và quản lý cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Giám đốc tài chính (CFO) là gì?
Giám đốc tài chính (CFO) là người điều hành tài chính cao nhất trong một tổ chức, giám sát bộ phận tài chính kế toán và chịu trách nhiệm về các công việc liên quan tới vấn đề tài chính của doanh nghiệp, tên tiếng Anh là Chief Financial Officer. Giám đốc tài chính thường làm việc chặt chẽ với các lãnh đạo cấp C khác để tối ưu hóa hoạt động tài chính, đảm bảo sự phát triển của các chiến lược.
Giám đốc tài chính thực hiện báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành (CEO), chủ tịch hoặc giám đốc vận hành (COO). CFO cũng thường có một ghế trong Hội đồng quản trị của doanh nghiệp.
Vai trò của Giám đốc tài chính (CFO) trong doanh nghiệp
Giám đốc tài chính đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, họ có tầm nhìn về bức tranh tài chính tổng thể của doanh nghiệp. Mặc dù tại nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, CEO hoặc COO có thể có kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán, nhưng nhìn chung họ không có mức độ nhạy bén về kỹ thuật và kinh nghiệm như một giám đốc tài chính thực thụ.
Cố vấn chiến lược cho doanh nghiệp
CFO hỗ trợ cố vấn chiến lược cùng với giám đốc điều hành (CEO). Với sự phát triển vượt bậc của môi trường kinh doanh ngày nay, CFO phải có cái nhìn bao quát, tư duy phân tích và nhạy bén về tài chính để thực hiện các mục tiêu dài hạn của tổ chức.
Nhà lãnh đạo tài ba
Giám đốc tài chính ngày nay là những nhà lãnh đạo tài ba thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp, họ chịu trách nhiệm cung cấp các giải pháp lãnh đạo cho các thành viên của nhóm quản lý cấp cao, kể cả Giám đốc điều hành.
Dẫn dắt đội nhóm
CFO còn là một người dẫn dắt đội nhóm hiệu quả, họ tìm ra thế mạnh của các thành viên để phân công công việc phù hợp, truyền cảm hứng, tạo động lực cho họ gắn bó lâu dài với tổ chức. Nói một cách đơn giản, CFO tập hợp các cá nhân tài năng, hướng họ đến mục tiêu chung của tổ chức nhằm đạt được thành tích tài chính cao cho doanh nghiệp.
Nhà ngoại giao
Giám đốc tài chính cũng chính là một nhà ngoại giao, họ sẽ duy trì mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với các ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng. CFO đại diện cho bộ mặt tài chính của doanh nghiệp về tính trung thực và tính khả thi.
Chức năng của giám đốc tài chính (CFO)
Lãnh đạo, giám sát
Giám đốc tài chính lãnh đạo bộ phận tài chính kế toán của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động như phân tích lợi nhuận và chi phí, phản hồi lại thị trường,... Với chức năng này, CFO cần đảm bảo sự thống nhất trong các mục tiêu tài chính, chiến lược ngắn và dài hạn của doanh nghiệp.
Giám đốc tài chính cũng cần đảm bảo rằng, các phân tích về xu hướng tài chính, ngân sách mà bộ phận mình đưa ra phải kịp thời và chính xác. Họ phải thực hiện giám sát hệ thống xử lý các giao dịch kinh doanh cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ trong bộ phận tài chính nói riêng và toàn bộ doanh nghiệp nói chung.
Giám đốc tài chính cần lãnh đạo, điều hành và trình bày báo cáo về người dùng và hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân sự. Chức năng lãnh đạo đòi hỏi họ hỗ trợ, hướng dẫn, cố vấn, khuyến khích sự phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực để cùng xây dựng doanh nghiệp vững mạnh và phát triển.
Quản lý tài chính
Giám đốc tài chính phải quản lý và điều hành tất cả quy trình liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Đảm bảo dòng tiền lưu thông phù hợp, thông tin tài chính được truyền tải minh bạch, chính xác,...
CFO cần tổng hợp thông tin, tiến hành phân tích và trình bày kết quả tài chính của doanh nghiệp cho tất cả các bên liên quan. Họ phải trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng ngân sách, dự đoán về xu hướng tài chính tương lai. Từ đó, tiến hành xây dựng chiến lược quản trị tài chính liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách phù hợp và linh hoạt.
Lập kế hoạch
Việc xây dựng một bản kế hoạch rõ ràng và chi tiết là không thể thiếu. Ngoài việc liệt kê những công việc cần thực hiện theo một danh sách cụ thể về thời gian, mức độ quan trọng, thời hạn thực hiện,... Giám đốc tài chính cũng cần xây dựng định hướng tương lai cho doanh nghiệp, hỗ trợ CEO đưa ra các chiến thuật, chiến lược độc đáo. Tham gia giám sát và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của các chiến lược kinh doanh, đồng thời quản lý vốn và quy trình lập ngân sách.
Kiểm soát nguy cơ
Giám đốc tài chính có chức năng kiểm soát nguy cơ bằng cách phân tích các khoản nợ và rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của tổ chức. Thực hiện giám sát các vấn đề pháp lý, đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật.
Để làm được điều đó, Giám đốc tài chính cần xây dựng hệ thống kiểm soát cho toàn bộ doanh nghiệp, đảm bảo tổ chức luôn hoạt động dựa trên những quy tắc và luật định của Nhà nước.
Bên cạnh đó, CFO cũng phải đảm bảo việc lưu trữ các hồ sơ, tài liệu đáp ứng được yêu cầu của cơ quan kiểm toán hoặc cơ quan chính phủ. Họ phải duy trì quan hệ tốt đẹp với các kiểm toán viên, nắm bắt những khuyến nghị mà họ đưa ra. Khi có những rủi ro xảy ra, CFO cần báo cáo với Ban giám đốc hoặc ban lãnh đạo cấp cao hơn để cùng đưa ra những giải pháp phù hợp.
Đưa ra dự đoán và chiến lược về kinh tế
Ngày nay, môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết, giờ đây giám đốc tài chính không chỉ đánh giá và giải quyết các vấn đề tài chính hiện tại, quá khứ mà phải nhìn thấy bức tranh tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Họ cần dựa trên những kết quả phân tích từ thị trường, người dùng để đưa ra dự đoán về các lĩnh vực phù hợp cho doanh nghiệp.
Giám đốc tài chính cần làm việc với các bộ phận liên quan và Ban giám đốc để đưa ra những chiến lược tăng trưởng, hoạch định tài chính thuế, quản lý quy trình thiết lập ngân sách, gọi vốn đầu tư. Đồng thời đưa ra các biện pháp giúp doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu về tài chính.
Xây dựng mối quan hệ
Giám đốc tài chính còn có chức năng xây dựng và duy trì mối quan hệ với các bên thứ ba như ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng,... Họ có thể tham gia các cuộc hội nghị, chăm sóc khách hàng, là người đại diện doanh nghiệp trong các dự án cộng đồng.
Mô tả công việc cụ thể của giám đốc tài chính (CFO)
Trên thực tế, tại mỗi tổ chức, doanh nghiệp, giám đốc tài chính là một người đa nhiệm, họ phải giải quyết rất nhiều vấn đề, công việc trong một ngày. Và cũng tùy vào cơ cấu tổ chức cũng như loại hình hoạt động, CFO sẽ đảm nhận các công việc khác nhau. Một vài công việc cụ thể của giám đốc tài chính bao gồm:
-
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ở cả quá khứ và hiện tại nhằm đưa ra các chiến lược phù hợp.
-
Hoạch định chiến lược tài chính của doanh nghiệp.
-
Tiến hành xem xét, đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp trên phương diện tài chính.
-
Xây dựng kế hoạch dự phòng ngân quỹ cho các tình huống rủi ro được dự đoán có thể xảy ra hoặc những nhu cầu về ngân quỹ đột xuất.
-
Thực hiện duy trì khả năng thanh khoản, dòng vốn an toàn của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn tài chính để duy trì hoạt động.
-
Xây dựng chính sách đảm bảo sự phân chia về lợi nhuận minh bạch, hợp lý và công bằng.
-
Đảm bảo tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp nằm trong tầm kiểm soát và được sử dụng một cách hợp lý, sinh lời.
-
Xây dựng, thực hiện các chính sách quản lý tiền mặt, đảm bảo có đủ tiền đáp ứng các nhu cầu thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
-
Quản lý, điều hành và chỉ đạo hoạt động của quản lý cấp dưới, các bộ phận/ phòng ban liên quan như phòng Kế toán tài chính, phòng Tài vụ, phòng Xuất Nhập khẩu, các chuyên viên kiểm toán, ngân quỹ,... dựa trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
-
Thực hiện báo cáo với Ban giám đốc hoặc tổng giám đốc trong mỗi giai đoạn về tình hình hoạt động, đảm bảo không để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ hay có bất kỳ thiệt hại nào.
-
Thực hiện các công việc được ủy quyền khác.
Quyền hạn của giám đốc tài chính (CFO) trong doanh nghiệp
Giám đốc tài chính là người điều hành cấp cao trong doanh nghiệp. Vai trò và quyền hạn của họ có thể thay đổi linh hoạt tùy vào mô hình và lĩnh vực hoạt động của từng công ty. Một số quyền hạn của CFO trong doanh nghiệp có thể bao gồm:
-
Ký duyệt và quản lý các văn bản thuộc bộ phận tài chính
-
Quản lý các vấn đề liên quan đến ngân sách và những quy định chung về quản lý tài chính - ngân sách của doanh nghiệp
-
Xem xét các hợp đồng rồi trình lên Giám đốc cấp cao hơn phê duyệt, nghiên cứu năng lực tài chính của doanh nghiệp.
-
Xem xét và phê duyệt các vấn đề liên quan đến tài chính - ngân sách trong tất cả các hoạt động lớn nhỏ của công ty, dựa trên cơ sở quản lý kế hoạch, xúc tiến, định mức tài chính được quy định cho từng đối tượng theo nguyên tắc cụ thể.
-
Thực hiện kế hoạch ngân sách đã được Ban giám đốc phê duyệt, yêu cầu báo cáo công việc của các bộ phận/ phòng ban nếu cần thiết.
-
Ký duyệt báo cáo các hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của giám đốc tài chính, xem xét, kiểm tra lại rồi trình lên Giám đốc phê duyệt các báo cáo tài chính.
Yêu cầu cần có của một giám đốc tài chính (CFO)
Học vấn
Ít người nào leo lên được vị trí giám đốc tài chính mà không có nền tảng về học vấn. Nhà tuyển dụng thường yêu cầu vị trí này có các bằng cử nhân về kinh tế, tài chính, kế toán hoặc các lĩnh vực liên quan. Đặc biệt, những người có bằng thạc sĩ, văn bằng cao hơn hoặc các chứng chỉ về kế toán sẽ là một lợi thế rất lớn.
Kinh nghiệm
Kinh nghiệm làm việc ở các vị trí cấp cao trong các lĩnh vực tài chính, kế toán, đặc biệt là tại các công ty, tập đoàn lớn sẽ là nền tảng vững chắc cho một người muốn leo lên vị trí giám đốc tài chính.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm về quản lý phương pháp thanh toán thương mại điện tử, quản lý tài chính, hệ thống và quy trình cũng rất cần thiết cho vị trí này. Trải nghiệm thực tế là cách nhanh nhất để tích lũy kiến thức cũng như nhạy bén xử lý tình huống khẩn cấp và kiểm soát rủi ro.
Kỹ năng Giám đốc tài chính (CFO) cần có
Kỹ năng giao tiếp
Giám đốc tài chính cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc để chỉ đạo cấp dưới cũng như trình bày với cấp trên và các bên thứ ba. Kỹ năng giao tiếp của giám đốc tài chính ảnh hưởng rất lớn tới khả năng hợp tác của các đối tác, nhà đầu tư,...
Kỹ năng công nghệ
Ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ, không chỉ giám đốc tài chính mà tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều cần những kỹ năng về công nghệ.
Các phần mềm tin học trong Microsoft office (Word, Excel, Powerpoint) hay phần mềm kế toán như Expensify, JD Edwards,... cực kỳ cần thiết trong việc thực hiện các báo cáo tài chính.
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là không thể thiếu đối với bất kỳ nhà lãnh đạo cấp cao nào. Giám đốc tài chính đứng đầu và điều hành bộ phận tài chính kế toán, kỹ năng lãnh đạo cho phép họ kết nối tất cả mọi người với nhau, hướng đến mục tiêu chung của tổ chức, đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường.
Kỹ năng khác
Ngoài các kỹ năng trên, một giám đốc tài chính cũng cần hội tụ nhiều kỹ năng hơn nữa, chẳng hạn như:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng phân tích, tổ chức
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng quản lý rủi ro
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng quản lý xung đột,...
Phân biệt khác nhau giữa Giám đốc Tài chính (CFO) và Kế toán trưởng
Yếu tố so sánh |
Giám đốc Tài chính (CFO) |
Kế toán trưởng |
Vị trí |
Đứng đầu bộ phận tài chính và quản lý tài chính |
Đứng đầu bộ phận kế toán và quản lý kế toán |
Trách nhiệm |
Quản lý chiến lược tài chính và rủi ro tài chính |
Quản lý quy trình kế toán và báo cáo tài chính |
Lập kế hoạch |
Xây dựng và triển khai kế hoạch tài chính |
Xây dựng và triển khai kế hoạch kế toán |
Phân tích tài chính |
Phân tích tình hình tài chính và đưa ra quyết định |
Phân tích dữ liệu kế toán và đánh giá tài chính |
Quản lý nguồn lực tài chính |
Quản lý vốn, dòng tiền và nguồn lực tài chính |
Quản lý tài sản, nợ và nguồn lực kế toán |
Báo cáo tài chính |
Chuẩn bị và cung cấp báo cáo tài chính |
Chuẩn bị và cung cấp báo cáo kế toán |
Tuân thủ quy định |
Đảm bảo tuân thủ các quy định tài chính và thuế |
Đảm bảo tuân thủ các quy định kế toán và thuế |
Kiểm soát nội bộ |
Đảm bảo kiểm soát nội bộ và tuân thủ quy trình tài chính |
Đảm bảo kiểm soát nội bộ và tuân thủ quy trình kế toán |
Sự khác biệt giữa vị trí Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng có thể thay đổi tùy thuộc vào tổ chức cụ thể. Bảng so sánh trên chỉ mang tính chất chung và có thể có sự biến đổi.
Lộ trình trở thành CFO chuyên nghiệp
Con đường trở thành CFO là một quá trình dài, trung bình mất từ 10 đến 15 năm để một người đạt được vị trí này. Họ phải vượt qua những thăng trầm, thách thức và chịu đựng những áp lực rất lớn. Để trở thành một giám đốc tài chính chuyên nghiệp có thể tham khảo lộ trình như sau:
Có tấm bằng cử nhân liên quan
Nhà tuyển dụng ngày nay yêu cầu rất khắt khe cho vị trí CFO. Do đó, tốt nghiệp các chuyên ngành về tài chính, kế toán, kinh tế, quản trị,... hoặc các ngành liên quan sẽ là nền tảng vững chắc cho lộ trình trở thành giám đốc tài chính.
Bên cạnh đó, bổ sung các chương trình MBA về kế toán - tài chính hoặc MBF nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn. Hiện nay, hầu hết những người có mục tiêu trở thành CFO đều học lên cao học về các lĩnh vực liên quan.
Chứng chỉ chuyên nghiệp
Ngoài các chương trình MBA hay MBF, có thêm các chứng chỉ chuyên nghiệp như CMA (Chứng chỉ kế toán quản lý), CPA (Chứng chỉ kế toán công chứng). Sở hữu các chứng chỉ chuyên nghiệp này chính là lợi thế cạnh tranh so với các ứng viên khác, ngoài ra mức lương cũng tốt hơn.
Tích lũy kinh nghiệm
Kinh nghiệm là nền tảng cần thiết để trở thành một giám đốc tài chính thực thụ. Ngoài kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, kế toán, CFO còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như chuỗi cung ứng, công nghệ thông tin, quan hệ với nhà đầu tư,...
Đa số nhà tuyển dụng thường đòi hỏi ứng viên cho vị trí CFO có ít nhất từ 10 - 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính và kế toán. Trong thời gian đó, cần tích lũy kiến thức và kỹ năng quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực liên quan.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc startup, yêu cầu về kinh nghiệm có thể thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn. Nói tóm lại, ứng viên cần có khả năng thích ứng nhanh chóng, đưa ra quyết định chính xác và linh hoạt làm việc trong môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
Học CFO ở đâu tốt nhất?
Chương trình đào tạo Giám đốc tài chính (CFO) tại Học viện PACE, do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn dành riêng cho những người đang muốn trở thành một CFO chuyên nghiệp.
CFO - GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNHKhai giảng: 08/08/2024 - Địa điểm: TP.HCM |
|||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Khai giảng
08/08/2024
|
Phí tham dự
19.800.000 VNĐ
|
Địa điểm
TP.HCM
|
Phí ưu đãi
18.600.000 VNĐ
|
Lịch học
Thứ Ba-Thứ Năm
|
Giờ học
18:00 - 21:00
|
(*) Phí ưu đãi sẽ được áp dụng khi chuyển phí trước ngày khai giảng ít nhất 07 ngày |
Chương trình này sẽ giúp Học viên có được những kiến thức nền tảng, cốt lõi và được cập nhật mới nhất của thế giới. Những kiến thức nền tảng cốt lõi này cùng với sự trải nghiệm nghề nghiệp sẽ giúp Học viên trở thành một giám đốc tài chính chuyên nghiệp.
Ban Giảng huấn của chương trình này không chỉ là các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm về tài chính kế toán mà còn là những người có tâm huyết, góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ quản trị tài chính của người Việt so với bạn bè đồng nghiệp trên khắp thế giới.
Doanh nghiệp nên cân nhắc bổ sung CFO khi CEO và các nhân viên tài chính cấp thấp hơn không còn có kỹ năng đánh giá đầy đủ tình trạng tài chính của tổ chức, đánh giá dòng tiền, dự báo nhu cầu tài chính trong tương lai hay xác định chiến lược kinh doanh.
Do tác động đáng kể của công nghệ đối với tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh, bao gồm cả tài chính, các CFO ngày nay cũng phải làm quen với các phần mềm công nghệ cần thiết để vận hành hoạt động tài chính và kế toán hiện đại một cách linh hoạt và tối ưu nhất.
>> Tìm hiểu thêm các chức danh Giám đốc khác: